Động lực nào để bỏ thuốc và rượu bia?

Anhh em có động lực, bí quyết nào để bỏ thuốc lá rượu bia không nhỉ? 🙂

Asked on Tháng Ba 3, 2023 in Sức Khỏe.
Add Comment
1 Answer(s)

Bài viết sưu tầm được trên mạng hy vọng sẽ giúp được bạn:

Viết về ảnh hưởng của rượu bia và thuốc lá.

Ghi chép lại ảnh hưởng tiêu cực của rượu bia và thuốc lá sẽ đóng vai trò như lời nhắc nhở bạn về lý do vì sao bạn muốn từ bỏ. Cất giữ danh sách này tại nơi mà bạn có thể dễ dàng thấy.

Suy nghĩ về mọi sụt giảm sức khỏe thể chất hoặc tinh thần do thuốc lá và rượu bia gây nên. Bạn tăng cân hay sụt giảm sức lực khi sử dụng chúng? Bạn có trở nên tức giận khi không có rượu bia, hoặc lo lắng khi không có thuốc lá hay không?

Nhiều người quyết định ngừng những thói quen này bởi vì họ cảm thấy phát bệnh hoặc mệt mỏi, và việc đắm chìm trong sự nghiện ngập sẽ khiến bạn kiệt sức nhiều hơn là cảm nhận được tác động tích cực của chất gây nghiện.

Xem xét về sự ảnh hưởng của thuốc lá và rượu bia đến mối quan hệ và cuộc sống xã hội của bạn.

Suy nghĩ về khoản chi phí mà bạn phải chi trả cho thuốc lá và rượu bia.

Tìm ra tác nhân kích hoạt.

Ghi lại mọi thời điểm mà bạn hút thuốc lá hoặc uống rượu bia trong ngày vào nhật ký.[3] Ghi nhận cảm xúc của bản thân hoặc tình huống diễn ra trước khi bạn sử dụng thuốc lá hoặc rượu bia. Bạn nên cố gắng tránh xa các tình huống kích hoạt những hành động này trong tương lai.

Yếu tố kích hoạt có thể là tranh cãi với gia đình hoặc một điều không suôn sẻ diễn ra tại công ty.

Bởi vì rượu bia và nicotin là những chất có tương quan với nhau, chất này có thể kích hoạt chất kia. Ví dụ, nếu bạn bắt đầu uống rượu bia, bạn có thể sẽ muốn hút thuốc lá.

Thiết lập mục tiêu.

Quyết định rõ liệu bạn muốn ngừng sử dụng hoàn toàn rượu bia và thuốc lá cùng một lúc hay bạn muốn giảm dần mức độ sử dụng chúng. Nhiều người muốn bỏ thuốc lá vì lý do xã hội hoặc sức khỏe, nhiều người khác lại muốn ngừng vì lý do y tế hoặc bởi vì họ nghiện hút thuốc. Nhìn lại lý do của chính mình và lựa chọn mục tiêu phù hợp. Nếu bạn là người nghiện rượu bia, tốt nhất là bạn nên từ bỏ rượu bia hoàn toàn chứ không nên giảm dần lượng uống vào.

Những người muốn từ bỏ thuốc lá sẽ gặp khó khăn hơn người muốn từ bỏ rượu bia và họ thường tái nghiện nhiều hơn những người không hút thuốc. Bạn nên thiết lập mục tiêu từ bỏ nicotin và rượu bia cùng một lúc.

Viết ra ngày mà bạn dự định thực hiện từng mục tiêu để củng cố cam kết của bản thân.

Chuẩn bị cho Sự thay đổi

Loại bỏ mọi chất gây nghiện trong nhà. Vứt bỏ thuốc lá và đổ rượu bia xuống bồn rửa tay. Yêu cầu mọi thành viên trong gia đình hỗ trợ bạn trong việc giữ cho ngôi nhà của bạn không có sự xuất hiện của rượu bia hoặc thuốc lá để bạn có thể tránh xa cám dỗ mỗi ngày.

Vứt bỏ mọi vật dụng khiến bạn nhớ về việc hút thuốc hoặc uống rượu bia. Không nên giữ lại bật lửa, bình đựng rượu, hoặc ly rượu. Bạn sẽ có thể duy trì sự thay đổi to lớn trong lối sống nếu bạn tránh xa nhân tố thường xuyên nhắc nhở bạn về thói quen cũ.[8]

Không nên đi đến nơi mà người khác hút thuốc hoặc uống rượu bia. Đến gần khu vực mà mọi người được tự do hút thuốc và uống rượu bia có thể sẽ khá nguy hiểm cho bạn khi bạn đang cố gắng từ bỏ chúng. Tránh xa quán bar và địa điểm mà người khác thường sử dụng rượu bia và thuốc lá. Ngồi tại khu vực không hút thuốc trong nhà hàng hoặc chọn loại phòng không hút thuốc tại khách sạn.

Tránh xa người thường xuyên uống rượu bia/hút thuốc lá.

Vây quanh bản thân với những người này sẽ khiến bạn dễ bị cám dỗ. Bạn nên giải thích với họ rằng bạn đang cố gắng loại bỏ chất gây nghiện khỏi cuộc sống và sẽ không bao giờ thực hiện hoạt động có liên quan đến việc uống rượu bia hoặc hút thuốc. Bạn nên tạo khoảng cách với người không ủng hộ mong muốn thoát khỏi rượu bia và thuốc lá của bạn

Tránh tình huống có nguy cơ cao. Tình huống có nguy cơ cao bao gồm cảm giác cô đơn, mệt mỏi, tức giận, và đói bụng. Chúng có thể khiến bạn cảm thấy dễ bị tổn thương và bạn sẽ dễ dàng lao vào rượu bia hoặc thuốc lá. Bạn nên cẩn thận với thời điểm khi bạn cảm thấy rằng bạn có thể sẽ tiếp cận một trong những tình huống này và học cách ngăn chúng bắt đầu.

Ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa, và không nên tách biệt bản thân khỏi xã hội để tránh gặp phải tình huống có rủi ro cao. Nếu bạn cảm thấy cơn giận dữ đang hình thành, bạn nên nhắc nhở bản thân thư giãn và để nó qua đi mà không cần phụ thuộc vào rượu bia hoặc thuốc lá.

Đối phó với Sự thèm muốn

Thay thế rượu bia và thuốc lá với các yếu tố khác tích cực hơn. Bạn cần nhớ rằng sử dụng rượu bia và thuốc lá tăng cường sự tích cực bởi vì chúng giúp bạn đối phó với căng thẳng. Cố gắng xác định khía cạnh tích cực mà bạn trải nghiệm khi sử dụng rượu bia và thuốc là, và suy nghĩ về phương pháp khác để có thể đạt được kết quả tương tự. Biện pháp đối phó có thể bao gồm thư giãn và hít thở sâu, trò chuyện với bạn bè, hoặc đi dạo.

Tập thể dục. Tập thể dục thường sẽ giúp bạn giảm thiểu triệu chứng của quá trình cai nghiện, và nó có thể cung cấp cho bạn một hành động nào đó để thực hiện khi bạn cảm thấy sự hiện diện của cơn thèm khát.[13] Tập thể dục cũng sẽ giúp giảm thiểu căng thẳng mỗi ngày.[14] Bạn có thể lái xe đi dạo, tập yoga, dắt chó đi dạo, hoặc nhảy dây.

Tận hưởng sở thích mới. Theo đuổi sở thích mới có thể giúp bạn tập trung năng lượng một cách tích cực và tăng thêm ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình.[15] Thử thực hiện một điều nào đó trông có vẻ vui nhộn và thú vị.

Gây xao nhãng cho bản thân.

Nếu bạn cảm thấy thèm hoặc đang phải trải qua triệu chứng nhỏ của quá trình cai nghiện, bạn có thể gây xao nhãng cho bản thân cho đến khi ham muốn qua đi. Bạn nên gây xao nhãng cho tâm trí và cơ thể của mình. Nếu bạn cảm nhận sự thèm muốn, bạn có thể nhai kẹo cao su, đi dạo, mở cửa sổ, hoặc bắt đầu thực hiện một hoạt động mới mẻ nào đó.

Tìm cách để thư giãn. Thư giãn là chìa khóa để hồi phục. Căng thẳng tăng cao có thể khiến bạn tái nghiện. Nếu bạn cảm thấy như bạn không có thời gian để thư giãn, hãy suy nghĩ về khoảng thời gian mà bạn dành để tập trung vào thuốc lá và rượu bia, và thay thế nó bằng sự thư giãn.

Các hoạt động chẳng hạn như đi dạo, đọc sách, và thiền có thể là phương pháp hiệu quả để thư giãn.

Nuông chiều bản thân đôi chút. Bất kỳ người nào cũng cần đến một “thói hư tật xấu” nào đó trong cuộc sống – nhưng hãy nhớ chỉ sử dụng những điều lành mạnh. Thỉnh thoảng, bạn có thể thưởng thức một ít kem, hoặc tìm mua thức uống có ga chứa nhiều carbonat. Mặc dù duy trì sự khỏe mạnh là rất cần thiết, bạn nên cho phép bản thân có một chút thời gian thoải mái để bạn không cảm thấy như bạn đang từ bỏ tất cả mọi điều vui thú mà bạn đã từng một thời tận hưởng.

Tập trung. Bạn càng đối phó tốt với sự thèm khát bao nhiêu thì bạn sẽ càng ít có cơ hội tái nghiện bấy nhiêu. Những người ngừng hút thuốc là uống rượu bia cùng một lúc có xu hướng gặp phải triệu chứng cai nghiện ít nghiêm trọng hơn và ít có nguy cơ tái nghiện hơn.

Đối phó với Sự cai nghiện

Quan sát triệu chứng cai nghiện. Khi ngừng uống rượu bia hoặc thuốc lá, cơ thể có thể cảm thấy thiếu thốn chất gây nghiện. Triệu chứng cai nghiện thuốc lá và rượu bia bao gồm: lo lắng, trầm cảm, kiệt sức, đau đầu, buồn nôn, run rẩy, đau bụng, và nhịp tim tăng cao

Giám sát quá trình cai nghiện. Mặc dù cai thuốc lá có thể khá khó chịu về mặt thể chất và cảm xúc, cai rượu có thể sẽ khá nguy hiểm. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cai rượu tùy thuộc vào lượng rượu bia mà bạn uống, vào thời gian quá trình này diễn ra, và tình trạng sức khỏe của bạn.[23] Một vài triệu chứng có thể bắt đầu trong một vài giờ sau khi uống rượu bia, trở nên nghiêm trọng trong vòng một vài ngày, và cải thiện trong vòng một tuần.

Cai rượu bia có thể dẫn đến các triệu chứng là nguyên nhân gây nên vấn đề nghiêm trọng về tâm thần và thần kinh. Nó có thể bao gồm run rẩy cơ thể, kích động, bồn chồn, sợ hãi, ảo giác và động kinh. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

Nếu bạn là người uống rượu bia lâu dài và với liều lượng cao, bạn nên xem xét thực hiện phương pháp thanh lọc cơ thể dưới sự giám sát y tế.  (Nguồn: wikihow)

Answered on Tháng Sáu 9, 2020.
Add Comment

Your Answer

By posting your answer, you agree to the privacy policy and terms of service.