Say tàu xe chữa bằng phương pháp gì tốt nhất

Chào mọi người, mình đi xe hay đi tàu luôn luôn bị buồn nôn và muối ói.

Vậy là m thế nào để mình có thể chữa được chứng này một cách tốt nhất ạ.

Mọi người cho mình tham khảo tí nhé

Mẹo hay phòng chống say tàu xe không cần dùng thuốc

Chống say tàu xe là vấn đề được rất nhiều người quan tâm mỗi khi phải đi xa. Đa số người ta thường chống say tàu xe bằng thuốc, nhưng bên cạnh đó cũng có những phương pháp chống say tàu xe hiệu quả mà không cần dùng thuốc.

10 “mẹo” dân gian đánh bay nhiệt miệng mùa nắng nóng “Mẹo” dân gian trị rôm sảy hiệu quả cho bé trong mùa nắng nóng Mẹo “giảm nhiệt” nhanh cho người già và em bé mùa nắng nóng Mẹo nhỏ chống đau lưng do ngồi lâu
Say tàu xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi. Đây là  triệu chứng quan trọng và điển hình nhất của các chứng say tàu xe. Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi.

Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài sau chuyến đi.

Những cách chống say tàu xe hiệu quả

– Bạn có thể mang theo một vài món đồ ăn vặt, một chiếc máy nghe nhạc, nói chuyện cùng một ai đó, hát một mình hoặc một vài món đồ chơi trí tuệ …để làm thú vui tiêu khiển trên xe, chúng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe. Nên nhớ rằng yếu tố tình thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn.

– Ngủ đủ giấc, ăn bớt đi hơn so với khẩu phần hàng ngày và ăn trước 2 tiếng khi lên xe. Trước khi lên ô tô bạn không nên nhịn đói mà nên ăn lấp đầy chiếc bụng rỗng nhưng cần thận trọng với những loại đồ ăn thu nạp vào trong cơ thể.

– Tránh xa mùi thuốc lá, mùi nước hoa hay các chất tạo mùi khó chịu trên xe. Vì khói thuốc lá sẽ khiến cho tình trạng say xe của bạn trở nên say xe hơn vì thế bạn nên đề nghị những người đi chung xe với bạn không nên hút thuốc lá. Ban có thể thì bạn hãy mở cửa sổ ô tô để có thể tận hưởng không khí trong lành từ thiên nhiên cũng sẽ giúp bạn đỡ say hơn.

– Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc… những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị ghê cổ và buồn nôn.

– Khi đi tàu, thuyền thì nên tìm chỗ ngồi nơi thoáng mát. Nếu bạn có “tiền sử” bị say xe thì tốt nhất nên chọn ghế trước để ngồi vì sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bị say xe. Thêm vào đó, khi đi xe bạn không nên nhìn ngang sang hai bên mà nên nhìn thẳng về phía trước. Hãy cố gắng ngủ trên xe vì giấc ngủ sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe dễ dàng hơn.

Nếu phải di chuyển trong thời gian lâu thì nên tìm chỗ ngồi phía giữa thân tàu vì chỗ này ít bị chòng chành nhất.

– Phương pháp quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau ót ra trước ngực cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp không bị say tàu, xe đối với một số người (hiệu quả hơn 90%).

Ngậm hoặc ngửi gừng để tránh bị say tàu xe.

– Dùng một số biện pháp dân gian: ngửi chanh, cam, quýt, gừng, bánh mì… bạn có thể ngửi, nhấm nháp, ngậm khi buồn nôn.

– Theo kinh nghiệm dân gian thì lấy 1/2 củ khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa thật sạch, cắt miếng nhỏ, nhai nát để nuốt nước cũng có thể phòng chống được say tàu xe.

– Theo đông y thì trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát.

– Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha dấm, như thế cũng có thể phòng chống được say xe. Ngoài ra, bạn có thể làm bằng cách trước khi lên xe lấy một miếng cao giảm đau dán vào lỗ rốn, như vậy có thể phòng chống được say xe thêm trầm trọng.

– Ngoài ra, có thể thực hiện cách xoa dầu gió vào hai huyệt thái dương, hai huyệt nội quan (giữa hai gân tay, phía trên và cách lằn chỉ cổ tay 3-4cm, huyệt nhân trung (giữa đường rãnh môi trên), hai huyệt phong trì (chỗ lõm phía sau gáy, trên cổ). Cũng có thể lấy hai lát gừng tươi buộc vào hai huyệt nội quan.

on Tháng Sáu 9, 2017.
Add Comment
6 Answer(s)

12 cách chữa say xe cực hay để những chuyến đi không còn là ác mộng

Say xe là một trạng thái vô cùng khó chịu, nhất là khi mọi người vui vẻ trò chuyện, cười đùa còn mình thì nằm bẹp dí, trên tay luôn thủ sẵn cả chục bịch ni lon.

Cơn ác mộng kinh hoàng nhất của đời mình là mấy năm học đại học phải đi bằng xe buýt, kinh khủng hơn nữa là mình bị say xe nặng. Vậy mà cũng sống sót qua hết quãng thời gian đó, đến giờ nhớ lại thấy vẫn còn rùng mình.

Khó khăn là vậy nhưng chuyện nào cũng có cách giải quyết. Các bạn cứ học theo mấy cách mình chỉ đi, đảm bảo không những hết say xe mà có khi còn ghiền đi xe nữa.

12 cach chua say xe cuc hay de nhung chuyen di khong con la ac mong 0

Nguyên nhân của chứng say xe là do trong hoạt động hàng ngày, chúng ta quen đi lại trên mặt đất bằng phẳng, đến khi thay đổi phương hướng và tốc độ vận động sẽ dễ gây kích thích không tốt cho cơ quan tiền đình ở tai, làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn.

1. Ngủ đủ giấc trước ngày khởi hành

Đây là điều rất quan trọng với bạn. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe hoặc nôn nao.

2. Tránh ăn no

Trước khi đi, hãy cố gắng tránh ăn quá no hoặc uống đồ có cồn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng bước lên xe với cái bụng rỗng.

3. Tập trung

Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh để mắt của bạn được nghỉ ngơi hoặc nói chuyện với những người xung quanh.

4. Bôi dầu gió

Khi ngồi trên xe, bạn có thể lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì để tránh bị say. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào rốn, sau đó lấy băng che đi là được.

12 cach chua say xe cuc hay de nhung chuyen di khong con la ac mong 1

5. Không đọc sách báo

Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp. Chỉ cần bạn liếc qua vài dòng trong sách cũng đủ đưa bạn vào trạng thái say xe ngay lập tức.

6. Ăn và ngửi bánh mì

Khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh. Thêm vào đó, bạn có thể ngửi vỏ bánh mì để tránh hít phải khí gas hoặc mùi xe cộ gây buồn nôn.

7. Tận dụng vỏ quýt

Tinh dầu quýt giúp an thần nhẹ làm cân bằng hệ thống thần kinh. Quýt cũng có tác dụng chống co thắt dạ dày, ruột nên sẽ chống nôn khi đi tàu xe. Ngoài ra, bạn có thể gấp vỏ quýt thành một ống nhỏ nhét vào hai lỗ mũi hoặc bấm móng tay vào vỏ quýt để tinh dầu bay vào mũi, tránh việc hít phải những loại mùi “kinh khủng” có trên các loại xe. 

12 cach chua say xe cuc hay de nhung chuyen di khong con la ac mong 2

8. Uống và ngậm gừng

Bột gừng khô có hiệu lực chống say xe rất tốt, không gây ra cảm giác buồn ngủ, khô miệng, táo bón. Cũng như quýt, gừng làm êm dịu dạ dày, bạn có thể ngậm gừng tươi hoặc uống trà gừng.

9. Dùng lá trầu

Bạn có thể sử dụng lá trầu dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định lại. Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn. Giữ 1 – 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe, và cản trở gió sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi, say xe.

10. Quấn khăn 

Tương tự như việc dùng lá trầu, phương pháp quấn khăn để giữ ấm từ phía sau ót ra trước ngực cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp không bị say tàu xe đối với một số người.

12 cach chua say xe cuc hay de nhung chuyen di khong con la ac mong 3

11. Quên đi việc mình bị say xe

Bạn có thể mang theo một vài món đồ ăn vặt, một chiếc máy nghe nhạc, nói chuyện cùng một ai đó, hát một mình hoặc chơi vài món đồ chơi trí tuệ… để làm thú vui tiêu khiển trên xe, chúng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe. Nên nhớ rằng yếu tố tinh thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lí bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn.

12. Đọc nhẩm hàng số “720.640”

Đây là một trong những liệu pháp khí công và thiền của y học phương Đông. Nhẩm đọc một nhóm số nhất định là hình thức tập trung tư tưởng để tạo ra những đáp ứng thư giãn. Ngoài ra, theo quan niệm thiên nhân tương ứng của khí công cổ đại, mỗi tượng số có liên quan đến khí hoá của một hành, một tạng hoặc phủ nhất định trong cơ thể.

Chỉ đọc thầm trong trí, không đọc lớn ra ngoài để tránh tán khí. Đọc với nhịp độ vừa phải sao cho tâm ghi nhận rõ từng số một. Theo liệu pháp tượng số bát quái: Số 7 là tượng số ứng với dạ dày thuộc dương thổ, số 2 là tượng số ứng với ruột già.

Nhẩm đọc 720 gây ra hiệu ứng giáng khí ở kinh dương minh. Ngoài ra, số 6 là tượng số của thận, số 4 là tượng số của can, nhóm số 640 có tác dụng dưỡng huyết, bổ can thận, nạp khí về thận. Số 0 còn để gia tăng tính hoạt hoá của hai khí âm hoặc dương. Dấu chấm ở giữa là dấu chỉ ngưng một tích tắc khi đọc, nhằm ngăn cách hai nhóm số với tác dụng khác nhau.

Tuy nhiên, vì đây là liệu pháp thiền và khí công nên có tác dụng nhanh chậm tùy vào mỗi người.

Đây cũng chỉ là phương pháp tạm thời, nếu bạn muốn ổn định lâu dài thì biện pháp tốt nhất là tập luyện trong một thời gian dài hoặc ngồi tàu, xe liên tục cũng nâng cao khả năng thích ứng của cơ quan tiền đình đối với vận động không có quy tắc. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên rèn luyện thể lực.

Theo Đông y, say tàu xe là triệu chứng rối loạn khí hoá. Chống say tàu, xe chủ yếu làm cho khí của kinh dương minh di chuyển thuận từ trên xuống dưới, thường gọi là thuận khí hay chống khí nghịch. Do đó, sự phối hợp của hai nhóm số vừa giáng khí vừa nạp khí về thận có thể nhanh chóng tạo ổn định chân khí nơi hạ tiêu để chống say tàu, xe mà không sợ gây ra những phản ứng phụ.

Answered on Tháng Sáu 9, 2017.

Giải pháp cho người say tàu xe

Tết đến xuân về là thời điểm mọi người phải đi lại, di chuyển trên các phương tiện nhiều nhất trong năm. Nhưng đây cũng là nỗi lo, nỗi ám ảnh của rất nhiều người đặc biệt là những người mắchội chứng rối loạn tiền đình (RLTĐ). Thống kê tại Việt Nam cho thấy, khoảng 33% người dễ bị say xe là những người mắc rối loạn tiền đình (RLTĐ).

Vậy nguyên nhân gây say tàu xe là gì?

Thứ nhất: Do tâm lý của người sử dụng phương tiện, do huyết áp thấp, những phản xạ thần kinh do cơ quan nội tạng: bụng quá đói hoặc quá no, người mệt mỏi, bực tức, không khí ô nhiễm (mùi thức ăn, mùi săng xe, không khí ô nhiễm…)

Thứ hai: Do sự thay đổi chất dịch ở tai trong khi di chuyển trên các phương tiện chuyển động gây ra sự thay đổi và tăng tiết dịch ở tai trong, dẫn đến một kích thích có cảm giác khó chịu hoặc khi di chuyển, sự lắc lư chòng chành lên xuống của phương tiện làm cho mạch máu tai trong bị co thắt dẫn đến tăng thể tích nội dịch và giãn lòng ống nội dịch làm cho màng tai trong bị tích thủy, ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình kiểu say tàu xe.

Triệu chứng say tàu xe ra sao?

Tùy theo mức độ nhạy cảm của từng người mà xuất hiện sớm hay muộn, nặng hay nhẹ. Tuy nhiên triệu chứng biểu hiện chung đó là đầu tiên người bệnh cảm thấy khó chịu nôn nao, choáng váng thoáng qua sau đó sẽ thích nghi dần và hết hoàn toàn khi phương tiện ngừng di chuyển. Nếu nặng hơn thì có biểu hiện tiết nhiều nước bột ở miệng, bụng cồn cào, buồn buồn nôn, nôn, thậm chí nôn thốc nôn tháo,da tái nhợt đau đầu choáng váng, thở nhanh vã mồ hôi cơ thể mệt mỏi gần như suy kiệt.

Hiệu quả điều trị phương pháp thường dùng

Trước hết người đi tàu xe cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học, hợp lý đồng thời phòng chống những cơn say tàu xe bằng thuốc tây y dạng uống như: vomina50, nautamine, Ariel,…để giảm triệu chứng ngay lúc đó. Tuy nhiên thuốc chỉ giải quyết được tạm thời lúc đó, những lần đi xe sau lại tiếp tục phải sử dụng các loại thuốc trên. Ngoài ra còn gây nhiều tác dụng phụ như là buồn ngủ, khô miệng,…

Một số phương pháp dân gian cũng thường được áp dụng như: để chống say tàu xe như vỏ cam, quýt, gừng, bánh mì,… Nhưng không phải ai cũng hợp và  hiệu quả cũng được như mong đợi.

Phương pháp điều trị nào hiệu quả lâu dài cho người thường say tàu xe?

Triệu chứng quan trọng và điển hình nhất của các chứng say tàu xe là buồn nôn, nôn ói. Theo Đông y, đây là biểu hiện của khí từ dạ dày nghịch lên. Theo học thuyết kinh lạc, dạ dày bị chi phối bởi kinh Dương Minh. Do đó, về mặt cơ chế, chống say tàu xe phải bao gồm việc ổn định nội khí ở hạ tiêu và làm cho khí của kinh Dương Minh di chuyển thuận từ trên xuống dưới (thường gọi là thuận khí hay chống khí nghịch). – Trích Y học.net –  Lương y Võ Hà

 

Từ xa xưa ông cha ta đã biết dùng những vị thuốc  dân gian có tác dụng tuyệt vời trong điều trị các chứng buồn nôn do say tầu xe như: Cao bán hạ, Đại giả thạch, Cát căn có tác dụng : Bình can tiềm dương , giáng nghịch cầm nôn,.. ngăn ngừa những biểu hiện nôn trớ giúp ổn định chất dịch ở tai trong khi các phương tiện chuyển động mà không ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình từ đó giúp cho người bệnh không còn cảm giác say tàu xe nữa. Cùng với các vị thuốc như  Xuyên khung, Thạch Xương Bồ trị huyết trong khí, hoạt huyết  giúp trừ phong; hóa phong trị đau đầu, thông mạch làm máu lưu thông.

 

Khắc phục được các nhược điểm khi sử dụng thuốc tân dược, đem lại hiệu quả điều trị lâu dài, ngừa tái phát ở người say tàu xe.  Xuất phát từ bài thuốc cổ phương “ Nhị căn Thang”   kết hợp với công nghệ bào chế tiến tiến và kinh nghiệm điều trị của các lương y qua thực tế hàng trăm năm đã phát triển thành công sản phẩm Tiền Đình Bảo Khang  với các vị thuốc thảo dược  (Xuyên khung; Thạch Xương Bồ; Cát Căn; Hải Đới căn; Cao bán hạ, Đại giả thạch) chính là giải pháp tối ưu cho người say tàu xe nói chung và người bị RLTĐ nói riêng. Giúp nâng cao khả năng thích ứng của cơ quan tiền đình đối với vận động không có quy tắc, ngăn ngừa các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi…

 

Lưu ý cho người say tàu xe

Trước khi lên xe, nên ăn uống đầy đủ, ngủ đủ, tư tưởng thoải mái, không mệt mỏi, nên chọn ngồi cạnh cửa sổ. Nên lựa chọn phương tiện giao thông có chất lượng tốt, vệ sinh sạch sẽ, ngửi một số mùi dễ chịu như cà phê, gừng… nếu quá mẫn cảm với mùi xăng xe, mùi mồ hôi…, khi bước lên xe cần có tâm trạng thoải mái và nên nói chuyện với người xung quanh. Đặc biệt, hãy cố gắng không nghĩ mình đang ngồi trên xe vì không ít người say xe là do nguyên nhân tâm lý.

on Tháng Sáu 9, 2017.

Các cách chữa say tàu xe hiệu quả nhất

Say tàu xe là hiện tượng khi đi tàu xe cảm giác nôn nao, chóng mặt, buồn nôn, cồn cào ruột gan, rất khó chịu, rất nhiều người vì việc này mà ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc nếu phải đi xa. Vậy phải làm sao nếu như bạn suốt ngày bị say tàu xe đây? dưới đây là các cách chữa say tàu xe hiệu quả nhất mà mọi người nên biết.

Cách chữa say tàu xe

Chữa say tàu xe bằng thuốc

  • Thuốc uống Nautamin 90mg:
    + Người lớn và trẻ em lớn hơn 13 tuổi: uống 1-1,5 viên.
    + Trẻ em từ 5-13 tuổi: 1 viên.
    + Trẻ em 2-5 tuổi: ½ viên.
  • Thuốc uống Vomina 100mg:
    + Người lớn: ½ – 1 viên.
    + Trẻ em 8-15 tuổi: ¼ – ½ viên.
    + Trẻ em 2-7 tuổi: 1/6 – ¼ viên.
  • Một số viên uống chống say tàu xe khác theo chỉ dẫn của bác sỹ có kết hợp với một số loại thuốc bổ, vitamin để tăng cường sức khỏe của cơ thể.
  • Sử dụng miếng dán chống say tàu xe:
    + Dán 1 miếng phía sau tai, ở chỗ da khô không có tóc, trước khi khởi hành 6-12 giờ để cho thuốc ngấm. Khi đến nơi gỡ miếng dán bỏ đi. Với 1 miếng dán đủ để phòng cho một chuyến đi trong 72 giờ. Nếu đi lâu hơn, sau 72 giờ sẽ bỏ miếng cũ đi, và dán 1 miếng mới ở phía tai bên kia.
    + Bạn nên kết hợp dán thêm 1 miếng dán salonpas vào vùng rốn để giữ ấm vùng bụng, giúp cải thiện đáng kể tình trạng say xe.
  • Lưu ý khi uống thuốc hoặc sử dụng miếng dán không nên dùng chung với rượu, bia hoặc đồ uống có cồn nhé, không sử dụng thuốc và miếng dán chống say tàu xe cho phụ nữ đang cho con bú.

 

Biện pháp hỗ trợ chống say tàu xe

– Trước khi lên phương tiện:

+ Nên uống ¼ chén nước cốt gừng tươi pha với nước ấm, đồng thời mang theo một vài lát gừng thỉnh thoảng “nhấm nháp” bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn;
+ Cũng có thể thay thế nước gừng bằng nước ấm phá giấm cũng mang lại tác dụng rất hiệu quả;
+ Ăn nhẹ để bụng không quá no, không quá đói;
+ Tránh ăn, uống: rượu, bia, đồ uống có cồn, thức ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ,…
+ Ngủ đủ giấc trước giờ khởi hành;
+ Không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc… những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị ghê cổ và buồn nôn.

– Trong quá trình di chuyển trên phương tiện:

+ Dùng khẩu trang: Sẽ giúp bạn không bị mùi của xăng và đồ trong xe ập thẳng vào khứu giác, từ đó đỡ đi cảm giác khó chịu và nôn nao ban đầu;
+ Ngửi vỏ quýt, vỏ cam, vỏ chanh, bánh mì,… để lấn át mùi khó chịu trên phương tiện khiến bạn nôn nao;
+ Ngồi ghế trước để giảm xóc đồng thời bạn chỉ nên tập trung nhìn về những mục tiêu phía trước, càng xa càng tốt, không nên nhìn xung quanh sẽ làm bạn bị chóng mặt;
+ Ngậm một vài lát gừng tươi, kẹo gừng hoặc nhai củ khoai lang sống cũng có tác dụng rất tốt trong việc chống lại hiện tượng say tàu xe;
+ Hãy ngủ một chút nếu có thể: Giấc ngủ sẽ khiến bạn quên cảm giác say và cảm thấy đoạn đường đi ngắn lại hơn;
+ Dùng dầu gió: bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì để tránh bị say. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào rốn, sau đó lấy băng che đi sẽ giúp bạn làm ấm vùng bụng hiệu quả;
+  Tránh ngồi cạnh những người say xe: Vì sẽ khiến bạn bị “lây” ngay lập tức;
+ Để đầu óc phân tán: Đừng nghĩ mình đang ngồi trên xe, tàu, máy bay mà bị áp lực, hãy nghe một bản nhạc yêu thích, trò chuyện với mọi người xung quanh để quên đi cảm giác say tàu xe;
+ Không nên đọc sách, báo, bản đồ trên phương tiện: Vì nó sẽ khiến bạn rất nhanh bị say xe;
+ Nếu có thể hãy tắt điều hòa, mở cửa xe để hít thở bằng không khí tự nhiên bên ngoài bạn sẽ dễ chịu hơn rất nhiều;
+ Dùng một chiếc khăn khô, quấn từ sau gáy ra trước ngực để giữ ấm cũng có tác dụng chống say xe rất hiệu quả;
+ Thỉnh thoảng hãy vận động nhẹ nhàng cổ, tay, chân, vặn mìn để có cảm giác thư thái, dễ chịu;
+ Uống đủ nước, đừng để cơ thể thiếu nước và cổ họng khát khô bạn nhé.

Trên đây là các cách chữa say tàu xe hiệu quả nhất mà những ai thường bị say tàu xe có thể tìm hiểu để tìm cho mình những biện pháp áp dụng thích hợp, có như thế việc say tàu xe sẽ không còn là nỗi lo lắng của bạn nữa và bạn sẽ có những chuyến hành trình thú vị, đảm bảo sức khỏe. Chúc các bạn áp dụng thành công và “tạm biệt” nỗi lo vì say tàu xe trong mỗi chuyến đi xa nhé.

on Tháng Sáu 9, 2017.
Add Comment

Ba cách hiệu quả chống say xe

Tập cho tiền đình bớt nhạy cảm là cách chống say xe triệt để nhất với những ai “cứ lên xe là nôn”.

Trước đây tôi cũng hay say nên rất hiểu và thông cảm với những ai phải đi lại nhiều. Tuy nhiên, tôi đã hoàn toàn hết say sau khi áp dụng thành công 3 cách là sử dụng thuốc chống say máy bay, tự cầm lái (thực tế là chẳng tài xế nào say), tập luyện và tuân theo các quy tắc khi ngồi trên ôtô.

1. Sử dụng thuốc chống say máy bay: Áp dụng cách này nếu bạn muốn đơn giản và hiệu quả, mỗi một lượt đi xe dùng 2 viên. Bạn ra hiệu thuốc mua 2 viên thuốc chống say máy bay (viên trắng nhỏ, loại của Pháp). Ăn no, không nhịn đói, uống đủ nước và 2 viên thuốc 30 phút trước khi bước lên xe.

Đặc biệt chú ý là bạn phải uống thuốc ít nhất 30 phút trước khi lên xe, không được uống kèm với bất kỳ thuốc chống say nào khác. Nếu không thuốc không có tác dụng. Hiệu quả rất cao, gần như không gây buồn ngủ hay say thuốc. Nhiều người say lên say xuống nhưng khi uống thấy cực kỳ hiệu nghiệm, đi hàng trăm km không cảm thấy gì.

3. Luyện tập và tuân thủ các quy tắc: Ngồi cùng hướng với xe (mặt cùng hướng xe di chuyển, tuyệt đối không ngồi quay ngược lại), không nằm. Mắt nhìn đường qua kính chắn gió, quan sát tình huống giao thông trên đường, tưởng tượng như mình đang lái xe vậy. Bạn hạn chế nhìn qua cửa kính, không nhìn các vật quá gần di chuyển lướt qua liên tục sẽ chóng mặt.2. Tự cầm lái: Nếu bạn có điều kiện, hãy đi học lái xe và tự cầm lái. Vợ của một người bạn tôi cũng rất say xe. Chồng cô ấy chữa bằng cách bắt tự lái. Một thời gian sau chẳng thấy say nữa.

Không ngồi ở cuối xe. Nên ngồi ghế nằm trên trục/cầu sau xe bởi vị trí này ít bị lạng nhất khi xe rẽ. Dùng bông gòn nhét vào hai tai, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều khi không nghe tiếng động cơ gầm rú.

Đừng xuống kính và nên đi xe có điều hòa. Vì xuống kính sẽ có khói xăng vào xe. Nếu điều hòa hôi, có thể dùng quả quít, quả dứa để khử mùi. Bạn không được đọc bất cứ thứ gì trên tay (sách báo/điện thoại di động/laptop…), hạn chế tối đa việc nhắn tin vì các hành động này làm cho tiền đình phải hoạt động mạnh hơn bình thường, gọi điện thoại thì có thể được.

Khi xe phanh, hít thở từ từ, hít thật sâu dần dần cho đến khi thật căng hai lá phổi, giữ lấy hơi, không được thở ra vội vàng, giữ hơi đến khi xe giảm tốc hoàn toàn và bắt đầu chuyển động đều thì thở nhẹ ra nhưng thật từ từ, tiếp theo là hít thở sâu khoảng 2, 3 lần nữa.

Động tác này rất quan trọng, rất nhiều người say đã bị nôn khi xe phanh gấp hoặc đang đi dừng hẳn lại để bắt khách. Việc hít thở sâu và thở ra thật từ từ giúp cho cơ thể có nhiều ôxy, giữ hơi, đồng thời đây là một “tiểu xảo” để làm giảm sự nhạy cảm của tiền đình.

So với cách đầu tiên dùng thuốc thì cách này hơi phức tạp, đòi hỏi bạn phải tuân thủ đúng mới có hiệu quả. Tuy nhiên nếu áp dụng thành công bạn sẽ thấy rất vui, vì từ nay có thể đi du lịch, công tác xa thoải mái bằng ôtô mà không phải lo say nữa. Tôi đã chia sẻ phương pháp này với nhiều người, và phần lớn họ thấy hiệu quả.

Tôi và em trai đều là những người to khỏe nhưng trước đây đi tàu xe rất khổ, chỉ 15-20 km đã bị. Mỗi lần say thì như một trận ốm nặng, chẳng còn thiết tha đi tham quan du lịch gì nữa. Vốn là người cứng đầu, tôi không cam chịu việc say xe “lãng xẹt” như vậy.

Tôi đã suy nghĩ và tìm hiểu rất nhiều. Điều gì làm người ta bị say. Tại sao có người bị có người không? Sao đi xe máy không say, ngồi ôtô lại say dù vẫn là chuyện ngồi trên một vật khác di chuyển đưa cơ thể ta di chuyển theo. Câu trả lời nằm ở tiền đình của con người. Sở dĩ con người có thể đứng, đi bộ, leo cầu thang, đi thăng bằng (diễn viên nhào lộn), di chuyển linh hoạt trên đôi chân của mình mà không bị ngã là nhờ có tiền đình.

Tiền đình giúp cơ thể cảm nhận không gian, kiểm soát trạng thái thăng bằng. Bạn nhắm mắt cũng biết đang đứng thẳng/đứng nghiêng hay dốc ngược đầu, hay như khi bạn đi trong bóng đêm, không cần mắt để giữ thăng bằng. Tiền đình hữu ích như vậy, nhưng với những người say xe – những người có tiền đình quá nhạy cảm – nó lại là vấn đề.

Khi người bị say đi xe ôtô, tiền đình họ hoạt động mạnh hơn lúc bình thường. Nó cố gắng cảm nhận không gian và vị trí tương đối của cơ thể. Tuy nhiên, cùng lúc đó, 2 giác quan khác là mắt và tai cũng hoạt động tích cực. Thông tin thu nhận từ 3 cơ quan này không thống nhất, dẫn đến cơ thể mất kiểm soát thăng bằng và bắt đầu nôn nao.

Ví như xe ôtô phanh gấp, hoặc tăng tốc, tiền đình cảm nhận gia tốc thay đổi, tuy nhiên mắt người nhìn nội thất hay một số vật nằm trong xe không chuyển động so với cơ thể, nên hai thông tin từ thị giác và tiền đình là không thống nhất.

Tai nghe tiếng máy rú to gây cảm giác xe chạy nhanh, nhưng có thể thực sự lúc đó xe không chạy nhanh và tiền đình cảm nhận xe chạy không nhanh (do tài xế chạy ép số thấp, khi lên dốc chẳng hạn). Sự không nhất quán giữa tiền đình, mắt và tai gây ra cảm giác say cho cơ thể. Vậy mọi phương pháp tập luyện hay quy tắc đi xe đều phải xoay quanh vấn đề giảm bớt sự nhạy cảm của tiền đình (tạm thời “tắt” nó đi).

Bạn sẽ để ý những điều khuyên không nên làm khi đi ôtô ở trên cũng đều từ nguyên lý này: ngồi ngược, nằm, đọc sách, nhìn vào nhà cửa xe cộ lướt qua liên tục… là những hành động làm cho tiền đình phải hoạt động mạnh hơn.

Answered on Tháng Sáu 9, 2017.
Add Comment

Mẹo hay để tạm biệt cảm giác say xe

Nguyên nhân gây say xe có rất nhiều, nhưng lớn nhất có lẽ chính là tâm lý của người đi xe và sức khỏe của bạn khi đó. Vài mẹo nhỏ cho bạn khi đi tàu xe, hãy thử mọi cách để tự tin khi bước lên xe.

Trước khi lên xe

Ngủ thật tốt trước ngày khởi hành. Nếu thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe và nôn nao ngay dù khỏe đến đâu.

Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Trước khi lên xe một tiếng, uống một viên thuốc chống say. Người bị say nghiêm trọng thì có thể uống 2 viên, trẻ em cho uống ít hơn. Nếu ngồi xe trên 2 tiếng vẫn bị say thì uống thêm một viên nữa. Thuốc chống say có một nhược điểm khiến cho đầu óc người uống hơi choáng váng, người lâng lâng và khi đã say thì sẽ có cảm giác hơi nghẹn vì thuốc chống say ngăn bạn bị nôn khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.

Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha dấm, như thế cũng có thể phòng chống được say xe. Cố gắng tránh ăn quá no hoặc uống các chất có cồn.

Hãy tạo cho mình tư thế thoải mái nhất khi ngồi trên xe ô tô.

Dùng miếng dán cổ tay và rốn. Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị giảm giác say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ. Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc cao Salonpas dán vào lỗ rốn. Cách này giúp cho vùng bụng của bạn được giữ ấm.

Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên ôtô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi. Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được. Hiện nay, trà gừng có bán khá nhiều và bạn có thể uống trước khi đi. Ngậm kẹo gừng cũng là một giải pháp, chất ngọt sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn não tốt hơn.

Chuẩn bị sẵn túi giấy cho các trường hợp khẩn cấp trên xe.

Sau khi lên xe

Những người hay say xe nên ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ngồi ghế trước thường ít xóc hơn.

Bạn nhớ mang theo một quả quýt khi lên xe. Tinh dầu từ vỏ quýt sẽ giúp bạn đỡ say với hương thơm dìu dịu giúp bạn dễ chịu hơn.

Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh (khiến mắt phải làm việc nhiều hơn). Tốt nhất hãy nói chuyện với những người xung quanh.

Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp. Chỉ cần bạn liếc qua vài dòng trong sách cũng đủ đưa bạn vào trạng thái say xe ngay lập tức.

Người bên cạnh bạn nôn cũng sẽ khiến bạn say xe ngay lập tức. Hai người hay say nên tránh ngồi cạnh nhau.

Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài và tránh để gió thốc thẳng vào đầu. Không nên ngồi trực tiếp dưới ánh nắng.

Nếu có bạn bè đi cùng trong chuyến đi, những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe.

Say tàu xe sẽ khiến bạn không muốn đi đâu xa.

Giấc ngủ trên xe sẽ giúp bạn rất nhiều việc chống lại cơn say đang chực chờ hạ gục bạn khi có thể. Nếu được, hãy ngủ một chút cho quên cảm giác say.

Khẩu trang giúp bạn không bị mùi của xăng xe và đồ trong xe ập thẳng vào khứu giác, đỡ đi cảm giác khó chịu và nôn nao ban đầu.

Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay). Chiêu này thường được các bác sĩ đông y áp dụng.

Answered on Tháng Sáu 9, 2017.

Say tàu xe uống thuốc gì tốt nhất, hiệu quả nhất

Say xe trong những chuyến đi luôn là phiền toái của nhiều người, trong đó không ít người đã chọn phương pháp dùng thuốc chống say xe để hạn chế các triệu chứng say xe.

Vậy nếu bị say xe bạn sẽ lựa chọn thuốc gì để uống hiệu quả nhất và cách dùng thế nào là tốt nhất.

Thuốc chống say tàu xe thường dùng là dimenhydrinatvới khoảng 80 tên biệt dược. Khi dùng thuốc không uống bia rượu. Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú không nên dùng.

Dimenhydrinat có các tên biệt dược (tên thương mại) như: antivomit, bonaling, contramareo, dimenest, emedyl… Thuốc dạng viên nén 50mg dùng uống (còn có dạng thuốc đạn 25mg và 100mg), có tác dụng kháng histamin, chống nôn và chóng mặt. Với người lớn, 30 phút trước khi đi xe uống 1-2 viên (hoặc nạp thuốc đạn 100mg), sau đó nếu cần cứ 4 giờ uống 1 viên. Thuốc có thể gây quánh dịch nhầy đường hô hấp. Nếu đã dùng dimenhydrinat thấy đường hô hấp tiết nhiều chất nhầy quánh dính khó thở, khó khạc ra thì nên thay bằng các thuốc sau đây:

Aeron:Thuốc dạng viên nén chứa 0,1mg scopolamin camphorat và 0,4mg hyoscyamin camphorat, với người lớn uống 1-2 viên 1 giờ trước lúc khởi hành; tối đa 4 viên/24 giờ.

Scopoderm TTS: Thuốc dạng dán vào da với bề mặt tiếp xúc 25cm2. Dán 1 miếng phía sau tai ở chỗ da khô không có tóc từ 6-12 giờ trước khi khởi hành. Khi đến nơi gỡ bỏ miếng thuốc dán đi. Một miếng dán đủ để phòng cho một chuyến đi trong 72 giờ. Nếu đi lâu hơn, sau 72 giờ bỏ miếng cũ đi và dán 1 miếng mới ở phía sau tai bên kia. Kiêng rượu bia trong thời gian dùng thuốc, và không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi

Muốn chống say tàu xe có hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc, bạn cần lưu ý mấy điều sau: trước ngày khởi hành cần thư giãn, tránh mệt mỏi bởi thần kinh căng thẳng thường dễ gây say tàu xe. Trước khi đi nên ăn nhẹ, không để cơ thể quá đói hoặc quá no vì dễ kích thích niêm mạc dạ dày. Không dùng đồ uống có ga, không uống rượu trước và trong khi đi. Đi xe ô tô thì ngồi phía đầu xe để đỡ xóc, nếu đi tàu thì ngồi ở cuối đoàn tàu. Ngồi cạnh cửa thoáng gió, tránh khói thuốc lào, thuốc lá. Khi xe chạy, chỉ nên nhìn ra phía xa trước mặt, không nhìn ra phía sau và không nhìn gần hai bên đường để tránh cảm giác các vật đang di động ngược chiều với hướng đi của mình. Thỉnh thoảng nên vận động nhẹ nhàng cho khí huyết lưu thông.

Khi sử dụng thuốc không được uống rượu, thận trọng với người rối loạn chức năng gan, thận, rối loạn chuyển hóa, người già, người bị bệnh hen suyễn, rối loạn đường hô hấp dưới,…

Khi đi tàu, xe rất nhiều người có cảm giác bị nôn nao, choáng, đau đầu, thậm chí bị nôn… đó chính là biểu hiện của say tàu, xe. Và không mất nhiều tiền, và nhiều thời gian bạn có thể mua được một liều thuốc để chống say xe. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp tai biến khi sử dụng thuốc chống say tàu, xe, nhất là với trẻ em và người có bệnh gan, thận, huyết áp, thần kinh…

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc say xe dạng uống, nhưng thông thường dùng các thuốc đường uống gồm: Thuốc uống aeron, scopolamin, antivert, dramamine less drowsy, nautamine; Thuốc sủi motilium, peridys; Thuốc dán trên da transderms scop; Thuốc tiêm: benadrylinjection…

Ngoài tác dụng có thể chống say xe người dùng còn gặp tác dụng phụ khi dùng các loại thuốc này là buồn ngủ, khô miệng, nhìn mờ, táo bón, có thể biểu hiện rối loạn tâm thần.

Để sử dụng thuốc chống say xe đạt hiệu quả nhất

Khi sử dụng thuốc không được uống rượu, thận trọng với người rối loạn chức năng gan, thận, rối loạn chuyển hóa, người già, người bị bệnh hen suyễn, rối loạn đường hô hấp dưới, cường tuyến giáp, tăng huyết áp, tim mạch. Không nên dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người bị nghẽn đường dạ dày niệu. Nếu thai phụ bị say xe tốt nhất nên mang sẵn một ít gừng nướng. Chuẩn bị lên xe là ngậm gừng, gừng sẽ giúp chống say xe mà không gây độc cho bào thai.

Chưa lên đến oto, chỉ mới ngửi mùi xe đã thấy nôn nao. Bạn có triệu chứng giống tôi và rất nhiều khác đấy. Hãy thử vài cách nhỏ này xem sao nhé!

Dù rất thích được đi đây đi đó cùng bạn bè và gia đình, nhưng cứ nghĩ đến chuyện phải ngồi lên oto, nhiều bạn đã chần chừ. Đi chơi mà say khật khừ, mặt mày xanh xám, người mệt bã, đến được điểm chơi thì chỉ còn mỗi chuyện nằm bẹp thì còn gì là vui. Chỉ nghĩ đến đấy là nhiều bạn đã quyết đinh ngồi nhà, không tham gia chuyến đi nữa.

Nguyên nhân gây say xe có rất nhiều, nhưng lớn nhất có lẽ chính là tâm lý của người đi xe và sức khỏe của bạn khi đó.

Vài mẹo nhỏ cho bạn khi đi tàu xe, hãy thử mọi cách để tự tin khi bước lên xe.

Ngủ thật tốt trước ngày khởi hành

Đây là điều rất quan trọng với bạn. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe và nôn nao ngay dù khỏe đến đâu

Ngồi ghế trước

Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ở đó, tầm mắt của họ sẽ xa hơn, nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Ngồi ghế trước thường ít xóc hơn.
Vỏ quýt chống say xe hiệu quả

Bạn nhớ mang theo một quả quýt khi lên xe. Tinh dầu từ vỏ quýt sẽ giúp bạn đỡ say với hương thơm dìu dịu của giúp bạn dễ chịu hơn.

Dấm ăn

Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha dấm, như thế cũng có thể phòng chống được say xe.

Tránh ăn no

Trước khi đi, hãy cố gắng tránh ăn quá no hoặc uống các chất có cồn . Tuy nhiên, bạn cũng đừng đi xe với cái bụng rỗng

Tập trung

Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh (khiến mắt phải làm việc nhiều hơn) hoặc nói chuyện về chúng. Tốt nhất hãy nói chuyện với những người xung quanh.

Dầu gió

Khi ngồi trên xe, lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào lỗ rốn, sau đó lấy băng che đi là được.

Không đọc sách báo

Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp

Chỉ cần bạn liếc qua vài dòng trong sách cũng đủ đưa bạn vào trạng thái say xe ngay lập tức.

Tránh ngồi cạnh người cũng say xe

Người bên cạnh bạn say xe và nôn cũng sẽ khiến bạn say xe ngay lập tức, nên tránh ngồi hai người cũng say xe với nhau

Cố gắng không bị phụ thuộc vào cảm giác

Đây là một trong những chú ý quan trọng vì rất nhiều người mắc phải. Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường.

Gừng tươi

Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi. Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được. Hiện nay, trà gừng có bán khá nhiều và bạn có thể uống trước khi đi. Ngậm kẹo gừng cũng là một giải pháp, chất ngọt sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn não tốt hơn.

Thở bằng khí trời

Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài và tránh để gió thốc thẳng vào đầu. Không nên ngồi trực tiếp dưới ánh nắng

Ấn huyệt nội quan

Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. “Chiêu” này thường được các bác sỹ đông y áp dụng.

Trò chuyện với mọi người xung quanh

Nếu có bạn bè đi cùng trong chuyến đi, những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe.

Trang bị túi dự phòng

Để bạn có thể dùng trong những tính huống khẩn cấp như khi xe dừng lại chẳng hạn, vì đó là thời điểm những người say xe rất dễ bị nôn.

Khi đã nôn xong, bạn nên uống nước có chất ngọt, giúp cho đầu tỉnh táo hơn.

Ngủ một chút nếu có thể

Giấc ngủ trên xe sẽ giúp bạn rất nhiều việc chống lại cơn say đang chực chờ hạ gục bạn khi có thể. Nếu được, hãy ngủ một chút cho quên cảm giác say.

Bịt khẩu trang

Chuyện này có vẻ rất nhỏ nhưng lại tốt cho bạn. Khẩu trang giúp bạn không bị mùi của xăng xe và đồ trong xe ập thẳng vào khứu giác, đỡ đi cảm giác khó chịu và nôn nao ban đâu

Chơi các trò chơi

Đối với trẻ em, những trò chơi có khả năng thu hút khiến chúng trở nên sao lãng. Vì vậy, bất kỳ trò chơi nào cần nhìn ra ngoài cửa sổ đều rất phù hợp để tránh say xe, chẳng hạn như trò chơi từ ngữ hoặc gieo vần.

on Tháng Sáu 9, 2017.
Add Comment

Tuyệt chiêu “ngàn dặm” không say tàu xe

 

() – Sắp đến mùa hè, mùa của những chuyến du lịch. Làm thế nào để có một cuộc vui trọn vẹn mà không phải bận tâm đến vấn đề say tàu xe?

 

Say tàu xe còn gọi là say sóng, một hội chứng xảy ra khi di chuyển bằng tàu thuyền, xe hơi hoặc máy bay. Các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, đổ nhiều mồ hôi, tụt huyết áp… Y học gọi là rối loạn tiền đình do di chuyển.

 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện tượng say khi đi phương tiện ảnh hưởng tới hơn 80% dân số, phổ biến nhất là khi họ đi bằng xe ôtô, máy bay hoặc đi tàu trên biển; trong đó, khoảng 60% là trẻ em ở tuổi từ 5 đến 16. Hơn 1/3 lái xe thú nhận họ thường xuyên căng thẳng hoặc quẫn trí khi hành khách của mình bị say xe và hơn 1/4 cho biết họ sẽ dừng lại để chăm sóc người bị say hoặc lái thật nhanh đến đích cuối cùng. Tuy nhiên, chỉ có một nửa trong số lái xe được hỏi thừa nhận họ đã chuẩn bị đầy đủ để tránh tình huống này.

 

Dưới đây là những cách giúp bạn tránh được những hiện tương say tàu xe:

 

1. Dùng thảo dược

     Nhiều người ngậm gừng để làm dịu dạ dày và vì vậy chống say xe. Có thể nhai sống thành từng miếng nhỏ và ngậm vào miệng khi lên xe. Có người chọn cách đơn giản hơn là dùng vỏ quýt và ngửi liên tục để tránh “mùi nhạy cảm” như mùi điều hòa, mùi xăng để tránh say xe. 

 

2. Uống thuốc chống say

     

Thuốc chống say, chẳng hạn như Cinnarizine, có thể uống hai giờ trước chuyến đi và chống say trên 8 tiếng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận trước khi uống thuốc và kiểm tra xem loại thuốc đó có gây phản ứng phụ hay không, nếu không nó có thể gây ảnh hưởng tới việc lái xe trong trường hợp bạn là người lái. 

 

3. Dùng miếng dán chống say

     

Những miếng dán ở cổ tay chứa các hạt chất dẻo nhỏ tạo áp lực bên trong cổ tay và có khả năng phong ngừa tình trạng say xe. Bạn cũng có thể tự tạo ra áp lực giữa hai đường gân cách khoảng 3 cm từ khớp cổ tay. Bạn có thể tìm mua miếng dán chống say tại các hiệu thuốc. 

 

4. Chọn chỗ ngồi phía trước

     

Mặt hướng về phía trước và giữ đầu trong trạng thái ổn định cũng là cách hay để giảm say xe. Nhiều người bị say xe thường chọn vị trí cạnh ghế lái, đó là nơi ít rung lắc hơn so với các vị trí ở giữa hay cuối xe. 

 

5. Đừng đọc

     

Đừng đọc bất cứ thứ gì trong xe, thậm chí cả bản đồ. Nếu bạn có nguy cơ bị say xe, cũng không nên chơi game trên điện thoại, xem ảnh trên máy tính hay máy ảnh… 

 

6. Tránh những bữa ăn lớn

     

Tránh những bữa ăn lớn và rượu trước khi khởi hành nhưng cũng đừng bao giờ đi với cái dạ dày rỗng tuếch. 

 

7. Mở cửa sổ

 Nhiều người bị say xe chỉ vì xe đóng kín cửa và có mùi điều hòa. Chẳng hạn nếu trời quá nóng hoặc khi đi gặp đoạn tắc đường, bạn nên đóng cửa sổ lại và bật điều hòa. Còn trong thời tiết dịu mát, cách tốt nhất là nên mở cửa sổ và hít thở không khí bên ngoài để tránh say xe. 

Answered on Tháng Sáu 9, 2017.

Nguyên nhân và 5 cách chữa say xe hiệu quả nhất hiện nay

Nguyên nhân và 5 cách chữa say xe hiệu quả nhất hiện nay, cách chống say tàu xe mà không cần dùng thuốc: Say tàu xe là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe, mà bản thân không thích nghi được. Nguyên nhân của chứng say xe là do trong hoạt động hàng ngày, chúng ta quen đi lại trên mặt đất bằng phẳng, đến khi thay đổi phương hướng và tốc độ vận động sẽ dễ gây kích thích không tốt cho cơ quan tiền đình ở tai, làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn.

Nguyên nhân của việc say xe

Bên cạnh việc lên lịch trình cho chuyến  du lịch 30/4 – 1/5 sắp tới, bạn đừng quên chuẩn bị cho mình những mẹo nhỏ để không bị say xe hay mệt mỏi trong chuyến đi nhé.

Nguyên nhân và 5 cách chữa say xe hiệu quả nhất hiện nay

Nguyên nhân của chứng say xe là do trong hoạt động hàng ngày, chúng ta quen đi lại trên mặt đất bằng phẳng, đến khi thay đổi phương hướng và tốc độ vận động sẽ dễ gây kích thích không tốt cho cơ quan tiền đình ở tai, làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn. Dưới đây là tổng hợp những mẹo vặt hay chống say xe rất cần thiết cho bạn và người thân trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 này.

Cách chữa say xe hiệu quả

Tập trung: Nếu bạn dễ say xe, bạn nên nhìn ra bên ngoài xe, nhưng không nhìn vào những vật đang chuyển động, như ô tô khác, mà nên cố gắng tập trung vào thứ gì đó đứng im, như một điểm ở đường chân trời. Như vậy, sẽ giúp bạn quên đi cảm giác khó chịu, tinh thần không bị phân loãng và giúp tỉnh táo hơn.

Nên mở cửa để hít khí trời: Đảm bảo là có gió và không khí trong lành bằng cách mở hé cửa sổ xe khi đang đi sẽ là biện pháo chống say xe rất tốt.

Nên ngủ một giấc: Giấc ngủ trên xe sẽ giúp bạn rất nhiều việc chống lại cơn say đang chực chờ hạ gục bạn khi có thể. Nếu được, hãy ngủ một chút cho quên cảm giác say.

Xem tiếp:   Cách tự làm mứt tết 2015 cực ngon theo công thức mới

Ăn nhẹ trước khi đi: Trước ngày đi, hoặc trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, bạn nên ăn nhẹ cái gì đó, những chú ý không nên uống bia, rượu vì sẽ dễ khiến cho tình trạng say xe trở nên tệ hơn.

Không đọc sách khi đang trên xe: Khi đi xe, để tránh bị say, nôn bạn tuyệt đối không nên đọc sách, nhất là không nên cho trẻ đọc sách, truyện khi đang đi trên xe.

Giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo trước ngày đi: Khi thần kinh bị căng thẳng thường dễ gây nôn ói. Vì vậy, trước ngày đi chơi, bạn cần thư giãn, tránh mệt mỏi.

Chọn chỗ ngồi: Bạn nên chọn chỗ ngồi cạnh cửa thông gió, hoặc những hàng ghế trên. Hiện nay có một điều bất tiện là đa số xe du lịch thường dùng máy lạnh, đóng kín các cửa. Nếu bạn là người bị say tàu xe, tốt nhất nên yêu cầu hướng dẫn viên du lịch để mở hé phần cửa kính sát chỗ ngồi của mình.

Đọc nhẩm hàng số  “720.640”: Theo Lương y Võ Hà chia sẻ trên báo Sài Gòn tiếp thị, liệu pháp tượng số bát quái là biện pháp giúp tập trung tinh thần phối hợp giữa khí công, chu dịch và y học truyền thống mang hiệu quả nhanh chóng mà không sợ tác dụng phụ. Đặc biệt, nó có tác dụng rất hiệu quả trong phần lớn các trường hợp say tàu, xe; đau đầu…

Theo đó, khi thấy các dấu hiệu say tàu, xe như chóng mặt, buồn nôn, nôn ói dẫn đến mệt mỏi, đối tượng sẽ nhẩm đọc một nhóm số 720.640. Đọc liên tục: “bảy hai không sáu bốn không bảy hai không sáu bốn không…” Chỉ đọc thầm trong trí, không đọc lớn ra ngoài để tránh tán khí. Đọc với nhịp độ vừa phải, không nhanh không chậm, sao cho tâm ghi nhận rõ từng số một.

Theo liệu pháp tượng số bát quái, dãy số 720.640 có tác dụng điều tiết, làm cân bằng giữa trên và dưới, giữa âm và dương theo hướng ổn định dương khí hậu thiên ở trung tiêu và chơn hoả về mệnh môn, nên có thể xem là biện pháp dưỡng sinh không sợ gây ra những phản ứng phụ.

Xem tiếp:   Nguyên liệu và cách làm giò lụa cực ngon và dai

Trang bị túi dự phòng: Cuối cùng, bạn cũng không nên quên biện pháp dự phòng là chuẩn bị túi để nôn, nhất là trong những thời điểm khẩn cấp như khi xe dừng lại, vì đây là thời điểm những người say xe rất dễ bị nôn.

Làm thế nào để chống say xe mà không cần dùng thuốc?

Chống say tàu xe là vấn đề được rất nhiều người quan tâm mỗi khi phải đi xa. Đa số người ta thường chống say tàu xe bằng thuốc, nhưng bên cạnh đó cũng có những phương pháp chống say tàu xe hiệu quả mà không cần dùng thuốc.

Làm thế nào để chống say xe mà không cần dùng thuốc?– Bạn có thể mang theo một vài món đồ ăn vặt, một chiếc máy nghe nhạc, nói chuyện cùng một ai đó, hát một mình hoặc một vài món đồ chơi trí tuệ …để làm thú vui tiêu khiển trên xe, chúng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe. Nên nhớ rằng yếu tố tình thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn.

– Ngủ đủ giấc, ăn bớt đi hơn so với khẩu phần hàng ngày và ăn trước 2 tiếng khi lên xe. Trước khi lên ô tô bạn không nên nhịn đói mà nên ăn lấp đầy chiếc bụng rỗng nhưng cần thận trọng với những loại đồ ăn thu nạp vào trong cơ thể.

– Tránh xa mùi thuốc lá, mùi nước hoa hay các chất tạo mùi khó chịu trên xe. Vì khói thuốc lá sẽ khiến cho tình trạng say xe của bạn trở nên say xe hơn vì thế bạn nên đề nghị những người đi chung xe với bạn không nên hút thuốc lá. Ban có thể thì bạn hãy mở cửa sổ ô tô để có thể tận hưởng không khí trong lành từ thiên nhiên cũng sẽ giúp bạn đỡ say hơn.

– Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc… những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị ghê cổ và buồn nôn.

Xem tiếp:   Cách làm món thịt gà kho nước dừa cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng

– Khi đi tàu, thuyền thì nên tìm chỗ ngồi nơi thoáng mát. Nếu bạn có “tiền sử” bị say xe thì tốt nhất nên chọn ghế trước để ngồi vì sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bị say xe. Thêm vào đó, khi đi xe bạn không nên nhìn ngang sang hai bên mà nên nhìn thẳng về phía trước. Hãy cố gắng ngủ trên xe vì giấc ngủ sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe dễ dàng hơn.

Nếu phải di chuyển trong thời gian lâu thì nên tìm chỗ ngồi phía giữa thân tàu vì chỗ này ít bị chòng chành nhất.

– Phương pháp quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau ót ra trước ngực cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp không bị say tàu, xe đối với một số người (hiệu quả hơn 90%).

– Dùng một số biện pháp dân gian: ngửi chanh, cam, quýt, gừng, bánh mì… bạn có thể ngửi, nhấm nháp, ngậm khi buồn nôn.

– Theo kinh nghiệm dân gian thì lấy 1/2 củ khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa thật sạch, cắt miếng nhỏ, nhai nát để nuốt nước cũng có thể phòng chống được say tàu xe.

– Theo đông y thì trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát.

– Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha dấm, như thế cũng có thể phòng chống được say xe. Ngoài ra, bạn có thể làm bằng cách trước khi lên xe lấy một miếng cao giảm đau dán vào lỗ rốn, như vậy có thể phòng chống được say xe thêm trầm trọng.

– Ngoài ra, có thể thực hiện cách xoa dầu gió vào hai huyệt thái dương, hai huyệt nội quan (giữa hai gân tay, phía trên và cách lằn chỉ cổ tay 3-4cm, huyệt nhân trung (giữa đường rãnh môi trên), hai huyệt phong trì (chỗ lõm phía sau gáy, trên cổ). Cũng có thể lấy hai lát gừng tươi buộc vào hai huyệt nội quan.

on Tháng Sáu 9, 2017.
Add Comment

Chống say xe ô tô hiệu quả nhất không dùng thuốc

Chống say xe ô tô hiệu quả nhất không dùng thuốc

Say tàu xe là hạn chế lớn khi đi lại nhưng đôi khi công việc bắt buộc ta phải di chuyển xa. Những cách chống say xe không cần dùng đến thuôc tây mà đem lại hiệu quả rất lớn mà bạn cần áp dụng mỗi khi đi xe đường dài.

Hiện nay, có nhiều cách trị say tàu xe bằng các vị thuốc nam hay những mẹo nhỏ như sử dụng trà gừng, ngậm gừng, ngửi bánh mì, ăn, ngửi vỏ chanh, vỏ quýt…

Chống say xe bằng Gừng tươi

Cách chống say xe 1:

Theo đông y, để trị chứng nghịch lên, trước khi khởi hành khoảng 30 phút, nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát.

 

Chống say tàu xe bằng gừng tươi

Theo y học cổ truyền gừng có vị cay, tính âm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong các bài thuốc đông y dù bệnh nhân nhiệt, hư hay thực các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.

Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Vì thế việc sử dụng gừng trong điều trị chống say xe vừa dễ vừa đảm bảo hiệu quả, không gây các tác dụng phụ.

Nếu không sử dụng được trà gừng sống thì có thể dùng kẹo gừng. Ngậm kẹo gừng rất tốt vì trong kẹo gừng có chất ngọt sẽ giúp người đi xe ô tô tăng cường tuần hoàn não bớt chóng mặt, đau đầu.

Cách chống say xe 2:

Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi.

Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.

Chống say tàu xe bằng Vỏ quýt

Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy.

Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.

 

Vỏ quýt chống say xe hiệu quả

Chống sau xe ô tô bằng Ấn huyệt nội quan

Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. “Chiêu” này thường được các bác sỹ đông y áp dụng.

Mẹo nhỏ chống say tàu xe không dùng thuốc

Luyện tập và tuân thủ các quy tắc: Ngồi cùng hướng với xe (mặt cùng hướng xe di chuyển, tuyệt đối không ngồi quay ngược lại), không nằm. Mắt nhìn đường qua kính chắn gió, quan sát tình huống giao thông trên đường, tưởng tượng như mình đang lái xe vậy. Bạn hạn chế nhìn qua cửa kính, không nhìn các vật quá gần di chuyển lướt qua liên tục sẽ chóng mặt.

Không ngồi ở cuối xe. Nên ngồi ghế nằm trên trục/cầu sau xe bởi vị trí này ít bị lạng nhất khi xe rẽ. Dùng bông gòn nhét vào hai tai, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều khi không nghe tiếng động cơ gầm rú.

Cách chống say tàu xe

Đừng xuống kính và nên đi xe có điều hòa. Vì xuống kính sẽ có khói xăng vào xe. Nếu điều hòa hôi, có thể dùng quả quít, quả dứa để khử mùi. Bạn không được đọc bất cứ thứ gì trên tay (sách báo/điện thoại di động/laptop…), hạn chế tối đa việc nhắn tin vì các hành động này làm cho tiền đình phải hoạt động mạnh hơn bình thường, gọi điện thoại thì có thể được.

Khi xe phanh, hít thở từ từ, hít thật sâu dần dần cho đến khi thật căng hai lá phổi, giữ lấy hơi, không được thở ra vội vàng, giữ hơi đến khi xe giảm tốc hoàn toàn và bắt đầu chuyển động đều thì thở nhẹ ra nhưng thật từ từ, tiếp theo là hít thở sâu khoảng 2, 3 lần nữa.

Động tác này rất quan trọng, rất nhiều người say đã bị nôn khi xe phanh gấp hoặc đang đi dừng hẳn lại để bắt khách. Việc hít thở sâu và thở ra thật từ từ giúp cho cơ thể có nhiều ôxy, giữ hơi, đồng thời đây là một “tiểu xảo” để làm giảm sự nhạy cảm của tiền đình.

Mẹo chữa say tàu xe oto hiệu quả

Với nhiều người di chuyển bằng các phương tiện tàu, xe oto, máy bay là nỗi kinh hoàng với cảm giác ói mửa, mệt nhoài. Hành trình của bạn sẽ dễ chịu hơn nếu bạn thực hiện được những điều sau.

Ăn uống đầy đủ bữa (nhưng đừng quá no) ít nhất một giờ trước thời điểm khởi hành. Cần tránh các thức ăn quá béo, có chất cồn và các chất kích thích như trà hay cà phê.

Trong xe hơi, xe buýt hay trên tàu biển, bạn nên chọn ngồi ở khoảng giữa, để tránh các chuyển động xóc, nảy và để hạn chế bớt tầm nhìn. Nếu bạn ngồi đằng trước, hãy tập trung sự chú ý của mình vào những điểm bất động đằng xa. Trên máy bay, hãy chọn chỗ ngồi gần cánh máy bay.

Tránh đọc, viết hay vận động chân tay trong hành trình.

Tránh những tình huống khiến bạn cuồng nhiệt quá mức, hạn chế nghe nhạc quá lớn, không nên hút thuốc lá và sử dụng nước hoa có mùi nồng nặc. Bạn có thể mở các cửa sổ thường xuyên để không khí trong tàu, xe được đối lưu.

Chuẩn bị trước thức uống có đường, một ít bánh ngọt hay kẹo cao su để có thể nhâm nhi trong hành trình.

Giảm thiểu các cử động mạnh cơ thể, đặc biệt là đầu. Nếu bạn có cảm giác buồn nôn, hãy nhắm mắt lại và hít thở thật sâu.

Nếu đi bằng xe riêng, nên chọn đi trên các con đường rộng, thông thoáng hơn là những con đường nhỏ quanh co khúc khuỷu. Bạn có thể yêu cầu tài xế cho xe chạy thật êm. Và cuối cùng, đừng ngần ngại tự mình lái xe, vì thường bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi cầm tay lái. Bạn cũng nên cho xe dừng lại nhiều lần trong hành trình, để trẻ em có thể bước ra ngoài nghỉ ngơi đôi chút.

Bày các trò chơi trên xe để giúp các bé quên đi sự say xe (chẳng hạn kể cho các bé nghe các câu chuyện giả tưởng, hay bày các trò đố vui…)

Nếu các bé say xe, bạn có thể làm yên lòng trẻ bằng cách giải thích cho bé hiểu rằng tình trạng cơ thể mệt mỏi như vậy là không có gì nghiêm trọng. Hãy khuyến khích bé giữ tâm trạng bình thường. Bạn nên nhấn mạnh rằng, nơi cần đến sẽ không còn xa mấy. Và bày tỏ sự khen ngợi của mình mỗi lần bé vượt qua được cơn say xe. Nếu giúp trẻ giảm đi các lo âu với việc đi tàu xe, bé sẽ hạn chế được cảm giác buồn nôn.

Cách tránh say tàu, xe

Khi bạn đã bị say xe rồi thì không có cách nào có thể chữa khỏi hay giúp bạn thoát khỏi cảm giác đó. Bạn sẽ phải trải qua cảm giác khó chịu đó hàng giờ đồng hồ. Tuy vậy, bạn vẫn có thể tránh được say xe nếu bạn làm theo hướng dẫn sau

Những thứ bạn cần:

Đồ ăn khô như bánh quy, bánh mì nướng hoặc cơm

Thuốc chống say

Sự kiên nhẫn

Bước 1: Nếu bạn là người bị say xe, bạn không thay đổi được tình trạng đó. Tuy nhiên, những cách phòng tránh dưới đây sẽ giúp bạn không phải dùng đến những viên thuốc chống say. Khi uống những loại thuốc này bạn sẽ rơi và tình trạng ngủ lơ mơ trong các chuyến đi. Tốt nhất bạn chỉ nên uống thuốc chống say theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Bước 2: Hãy thử dùng các loại thảo dược để giảm tình trạng say xe. Tốt nhất bạn nên uống những viên thuốc bao phin bột gừng khoảng nửa tiếng trước khi khởi hành.

Bước 3: Không nên khởi hành chuyến đi với cái bụng trống rỗng. Hãy ăn nhẹ trước khi bạn lên đường. Bạn có thể ăn một vài cái bánh quy.

Bước 4: Tránh uống đồ uống có cồn trước và trong chuyến đi.

Bước 5: Không nên đọc sách báo trên xe bởi nó sẽ khiến bạn buồn nôn. Tốt nhất bạn hãy nhìn thẳng.

Bước 6: Chọn một vị trí ngồi ổn định nhất trên xe. Nên chọn chỗ ngồi gần với người lái xe, tốt nhất là chỗ để bạn có tầm nhìn thẳng lên phía trước. Nếu đi xe khách hoặc xe tải bạn nên ngồi ở ghế trên.

Bước 7: Luồng không khí lưu thông cũng sẽ giúp bạn đỡ say xe. Bởi vậy, bạn nên mở cửa xe hoặc quay quạt gió điều hoà về phía mình cho không khí thoáng hơn.

Bước 8: Nên sử dụng lỗ thông hơi ở trên các phương tiện đi lại để tránh say xe.

Bước 9: Nếu bạn cảm thấy có triệu chứng say xe hay choáng váng hãy nhắm mắt lại, hít thở sâu và “hòa mình” với chuyển động của xe.

Nếu mọi biện pháp trên không cải thiện được tình hình, hãy nhờ sự giúp đỡ của người ở gần chỗ ngồi của mình nhất.

5 thủ thuật giảm nôn nao khi say nắng hoặc say tàu xe

Khi bị say nắng hoặc say tàu xe, bạn có thể áp dụng 5 thủ thuật dưới đây nhằm giảm bớt những cơn nôn nao cực kỳ khó chịu và mệt mỏi.

Theo giáo sư, tiến sỹ người Anh, ông Graham Archard, mất nước là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng nôn nao. Vị giáo sư này cũng chia sẻ năm thủ thuật để giảm bớt những cơn nôn nao khi bị say nắng hoặc say khi tham gia giao thông.

Năm thủ thuật đó bao gồm:

1. Tránh sử dụng nước cam vì các chất axit có trong loại quả này sẽ làm dạ dày bị tổn thương và trách uống các loại nước giải khát có chứa chất kích thích, nhất là cồn và cà phê, vì các chất này sẽ làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn.

2. Ăn cháo có thể giúp cơ thể giải phóng năng lượng “thừa” và phục hồi lượng đường trong máu.

3. Trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, nên uống 1/2 lít nước khoáng. Trong những quãng thời gian này nên đặc biệt hạn chế những đồ uống có cồn vì chúng có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu và cơ thể buộc phải phản ứng lại bằng cách “sản xuất” thêm insulin, dẫn đến những cơn đau đầu, hạ đường huyết và cảm giác đói.

4. Bánh mì và thịt xông khói có chứa nhiều protein sẽ là một sự lựa chọn rất hữu quả cho cơ thể khi bị say hoặc có triệu chứng nôn nao.

5. Uống paracetamol để giảm đau đầu là cần thiết, nhưng tránh uống aspirin vì có thể gây thêm triệu chứng buồn nôn và khó tiêu.

Lá trầu chống say xe

Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, bạn giữ 1 – 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.

Bà Nguyễn Thị Hậu, Văn Giang, Hưng Yên chia sẻ: Trước khi lên tàu xe khoảng 15 phút, bạn dùng khoảng 3 – 4 lá trầu (lá trầu không mà các cụ ăn trầu), dùng tay xé lá trầu ra vài miếng, cho hơi nát lá.

Bạn đưa những lá trầu này dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn.

Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, bạn giữ 1 – 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.

Bạn cũng có thể dùng lá trầu để chữa đau bụng bằng cách ăn cùng với vài hạt muối, hoặc dùng rượu để đánh gió.

Hi vọng với những cách trên bạn có thể phòng chống say tàu xe hiệu quả, chúc bạn có những chuyến đi tàu xe vui vẻ, thoải mái.

Answered on Tháng Sáu 9, 2017.
Add Comment

Cảm ơn các bạn đã chia sẻ về những cách và phương pháp chữa say tàu xe này nhé, vì mình cũng có bị về vấn đề này.

Không những tàu xe mà mình đi máy bay vẫn thế.

Answered on Tháng Sáu 20, 2017.
Add Comment

Your Answer

By posting your answer, you agree to the privacy policy and terms of service.