Danh Sách Tổng HợpKhông có phản hồi

Top 8 Hiểu lầm nghiêm trọng về kem dưỡng ẩm

Dùng kem dưỡng ẩm khiến da mất đi khả năng tự dưỡng ẩm

Đây cũng là một nỗi băn khoăn của rất nhiều nàng trong quá trình sử dụng kem dưỡng ẩm. Có rất nhiều ý kiến về việc da cũng có cơ chế tự dưỡng ẩm. Nếu cung cấp cho da quá nhiều độ ẩm, các tế bào da sẽ ngừng sản xuất GAGs (phân tử đóng vai trò giữ nước trong da), khiến da “lười” hơn, dẫn đến tình trạng da thô ráp và mất đi khả năng tự dưỡng ẩm.

Nhưng như đã nói ở trên, da chỉ ngừng sản xuấ GAGs nếu bạn sử dụng kem dưỡng ẩm quá nhiều so với nhu cầu của da. Chính vì vậy, da chỉ mất đi khả năng tự dưỡng ẩm nếu bạn dùng sai cách. Vì vậy, hãy chú ý tới cách dùng kem dưỡng ẩm để đảm bảo mang lại cho da hiệu quả tốt nhất, đồng thời không làm mất tác dụng, phản tác dụng mà kem dưỡng ẩm mang lại.

Bôi càng dầy thì da càng có thêm độ ẩm

Trái lại với những nàng sở hữu da dầu, thì đây lại là một hiểu lầm hay gặp phải ở các nàng da khô. Da khô căng, nứt nẻ luôn khiến các chị em mất tự tin. Với mong muốn nhanh chóng có lại làn da mịn màng, không ít người đã bôi rất nhiều kem dưỡng ẩm lên da với suy nghĩ là bôi lớp càng dầy thì da càng có thêm độ ẩm, càng ngấm sâu.

Nhưng thực tế, độ dày của sản phẩm hoàn toàn không liên quan đến việc da hấp thụ được bao nhiêu sản phẩm. Thậm chí, nếu bạn cung cấp quá nhiều kem dưỡng ẩm cho da, khiến da bị “bội thực”, thì thậm chí da không được cải thiện, mà còn gây bít tắc lỗ chân lông, sinh ra mụn ẩn, mụn viêm,…

Để xác định được lượng kem dưỡng ẩm phù hợp với da, cần dựa trên nhiều yếu tố. Lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn chính là hãy lắng nghe làn da của chính bạn. Khi mua bất cứ một loại kem dưỡng ẩm nào, hãy thử một lượng nhỏ lên da, sau đó tăng dần nếu thấy da chưa đủ ẩm và giảm bớt nếu thấy da thừa ẩm, bí da,…

Chính vì vậy, sử dụng kem dưỡng ẩm với lượng vừa phải và cần thiết là điều rất nên làm để có được một làn da căng mọng, đủ ẩm trong mùa đông.

Da dầu không nên dùng kem dưỡng ầm

Như đã nói ở trên, các nàng da dầu thường rất sợ cảm giác mặt “như một chảo dầu” vì sử dụng kem dưỡng ẩm. Nếu sau khi sử dụng kem dưỡng ẩm mà da không những không được cải thiện mà còn trở nên nhiều dầu hơn và “bóng nhẫy”, thì bạn nên xem lại cách sử dụng của mình.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến da tiết nhiều dầu khi sử dụng kem dưỡng ẩm. Mà đại đa số các lý do gây ra tình trạng này đều xuất phát từ cách sử dụng sai. Có 3 lý do chính dẫn đến hiện tượng này chính là: Sử dụng quá nhiều kem dưỡng ẩm, sử dụng các loại kem dưỡng ẩm quá nhiều độ ẩm; gây bí da và không vệ sinh da sạch sẽ trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm.

Để biết được cách khắc phục tình trạng trên, bạn cần phải hiểu được bản thân đang sử dụng sai như thế nào. Nếu bạn đang sử dụng quá nhiều kem dưỡng ẩm, việc bạn cần làm là tiết chế lại lượng kem sao cho phù hợp với da. 

  • Nếu bạn sử dụng kem dưỡng ẩm có độ ẩm quá cao hoặc không phù hợp với da, thì bạn nên cân nhắc tới việc chuyển sang một sản phẩm khác, có chất phù hợp hơn với da dầu như các sản phẩm dạng gel. 
  • Nếu da đổ dầu do bạn đang làm sạch sai cách, thì bạn nên xem lại quy trình làm sạch da. Quy trình làm sạch da đúng nên có hai bước: Tẩy trang và rửa lại với sữa rửa mặt, ngay cả khi bạn không trang điểm mà chỉ sử dụng kem chống nắng.

Bắt buộc phải có các sản phẩm dưỡng ẩm riêng cho từng vùng trên cơ thể.

Đây là một suy nghĩ không sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Trên cơ thể có nhiều vùng da với nhu cầu dưỡng ẩm khác nhau. Có những vùng da quá khô, nhưng lại có những vùng da được cung cấp tương đối đủ độ ẩm cần thiết.

Chính vì vậy, rất nhiều người nghĩ rằng cần có từng sản phẩm dưỡng ẩm chuyên dụng cho từng vùng da trên cơ thể như kem dưỡng tay, kem dưỡng chân, dầu dừa cho khuỷu tay,…

Nhưng tuy nhiên, bạn không cần quá phức tạp hóa vấn đề lên như vậy. nếu bạn có đủ tiền bạc, thời gian và công sức để sử dụng từng sản phẩm chuyên dụng cho từng vùng da, thì điều đó là rất tốt.

Nhưng đối với những người không có đủ thời gian và khả năng, thì đó cũng không phải là điều bắt buộc. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng một loại sản phẩm cố định cho toàn cơ thể nếu sản phẩm đó đáp ứng được những nhu cầu cơ thể bạn cần. Điều quan trọng mà bạn cần làm ở đây chính là lắng nghe những nhu cầu của riêng cơ thể bạn và đáp ứng chúng.

Kem dưỡng ẩm có chỉ số chống nắng thì không cần dùng thêm kem chống nắng

Hiện nay, những sản phẩm đa dụng, 2 trong 1, 3 trong 1 đang lên ngôi do nhu cầu tìm được những sản phẩm đa công dụng, tiết kiệm được thời gian. Chính vì vậy, những sản phẩm kem dưỡng ẩm có chỉ số chống nắng được ra đời và ưa chuộng không phải là một điều quá khó hiểu.

Nhiều người nghĩ rằng nếu đã được tích hợp chỉ số chống nắng, thì có thể bỏ qua bước kem chống nắng. Nhưng đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Về cơ bản, những sản phẩm kem dưỡng ẩm tích hợp chống nắng không “đủ đô” để có thể bảo vệ da dưới ánh nắng và tác hại của mặt trời.

Điều bạn cần ở đây chính là tìm được một sản phẩm chống nắng chuyên dụng cho da và sử dụng sau lớp kem dưỡng ẩm, đồng thời thoa lại kem sau 2-3 tiếng sử dụng để đạt được hiệu quả chống nắng tối ưu nhất.

Chỉ sử dụng kem dưỡng ẩm nếu da bị khô, bong tróc

Đây là sai lầm mà rất nhiều bạn nữ đang gặp phải. Khi mùa đông ập đến, da phải hứng chịu cái hanh khô của thời tiết, trở nên khô ráp, sần sùi, đầy da chết,… thì các nàng mới cuống cuồng đi tìm một sản phẩm dưỡng ẩm để bổ sung độ âm lên da.

Đừng nghĩ rằng chỉ có da khô và bong tróc mới cần được dưỡng ẩm. Bất cứ làn da nào cũng có thể chịu tổn thương và ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài. Kem dưỡng ẩm không chỉ khiến da giảm bong tróc, ngậm nhiều nước hơn mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc củng cố và giữ hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, chống các tác nhân gây hại cho da.

Đó mới là lý do chính vì sao da cần được dưỡng ẩm đầy đủ, chứ không riêng gì mùa đông hay làn da bị khô, bong tróc nặng nề.

Da có thể bị “nghiện” kem dưỡng ẩm nếu dùng thường xuyên.

Với những nàng có làn da khô hoặc khô do tác động của nhiệt độ, thời tiết,.. thì kem dưỡng ẩm chính là giải pháp đơn giản và hiệu quả để cải thiện nhanh chóng vấn đề này.

Với những loại kem dưỡng ẩm tốt, thì hầu như bạn sẽ thấy được hiệu quả ngay sau 1-2 ngày sử dụng. Nếu sử dụng đúng cách, da sẽ ngừng tiết dầu, bề mặt da căng và đủ ẩm, không bị khô nứt nẻ.

Nhiều người đã nghĩ rằng nếu đã sử dụng kem dưỡng ẩm rồi sẽ bị “nghiện kem”, và khi dừng lại thì không thể chịu được cảm giác khô ráp trên da. Đây là một suy nghĩ có phẩn khá “vô lý”. Chúng ta muốn chăm sóc da, muốn dưỡng ẩm cho da, muốn da trở nên đẹp hơn và dễ chịu hơn, vì vậy chúng ta sẽ tiếp tục dưỡng ẩm. Đây đơn giản chỉ là cảm giác thích và không thích một trạng thái nào đó của da, dẫn đến hành động tiếp tục dùng kem dưỡng ẩm, chứ không phải là cảm giác “gây nghiện” nên bạn đừng nhầm lẫn nhé!

Bôi kem dưỡng ẩm sẽ khiến da đổ dầu

Đây là một hiểu lầm rất nhiều người mắc phải. Nhất là đối với các nàng da dầu, thì suy nghĩ kem dưỡng ẩm khiến da đổ dầu nhiều hơn là một điều vô cùng đáng sợ. Chính vì vậy, nhiều nàng da dầu đã nói không với kem dưỡng ẩm.

Trên thực tế, kem dưỡng ẩm không những không khiến da bạn đổ dầu nhiều hơn mà còn ngăn chặn, giảm thiểu lượng dầu trên da. Da tiết nhiều dầu chính là vì da chưa có đủ độ ẩm, phải tiết ra dầu để cân bằng độ ẩm trên bề mặt da. Đó chính là một cơ chế vô cùng thông minh của da và não bộ, nhưng lại là một nỗi ám ảnh với nhiều người.

Khi bạn đã cung cấp vừa đủ độ ẩm cho da, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì da không hề đổ dầu, mà còn rất mềm và mịn màng. Thêm một tips nhỏ cho các nàng da dầu là khi lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm, bạn nên mua những sản phẩm có dãn nhãn “oil free” hoặc các sản phẩm dạng gel để tránh bí, bít tắc lỗ chân lông, sinh ra mụn.

Be the first to post a comment.

Add a comment