Top Nổi Bật
Mứt gừng Bảo Minh
Thương hiệu Bảo Minh là thương hiệu uy tín hàng đầu về chất lượng sản phẩm đến từ chính thị trường trong nước – Việt Nam, chuyên sản xuất bánh mứt kẹo truyền thống. Với niềm nhiệt huyết, khéo léo và bí quyết truyền thống cùng công nghệ hiện đại, Bảo Minh luôn đảm bảo cung cấp những sản phẩm chất lượng, thơm ngon, đặc biệt mang đậm hương vị truyền thống và đạt tiêu chuẩn “Vệ sinh An toàn thực phẩm”. Bên cạnh đó, Bảo Minh là một thương hiệu đáng tin cậy đối với người tiêu dùng với nhiều danh hiệu danh dự như: “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”, “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Top 500 thương hiệu hàng đầu Việt Nam”,… Đặc biệt, Bảo Minh còn được người tiêu dùng yêu thích bởi tính đa dạng sản phẩm như: Mứt khoai, mứt sen, mứt gừng, mứt cà chua, mứt cà rốt,… Các loại mứt này được Bảo Minh bày trí trong các loại hộp, túi dùng để làm quà cũng rất sang trọng.
Mứt gừng – nồng ấm và hạnh phúc Bảo Minh được ưa thích bởi hương vị thơm ngon đặc trưng và vị nồng ấm vô cùng hấp dẫn, mứt gừng còn có ý nghỉa tượng trưng cho cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc, viên mãn trong năm mới. Ngoài ra, mứt gừng còn rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng làm ấm người, kích thích tiêu hóa, giải độc hiệu quả, chống nôn ói, đầy bụng, đau bụng… giúp hỗ trợ hiệu quả trong dịp tết khi chế độ ăn uống không điều độ và nhiều dầu mỡ.
Mứt gừng Mỹ Chánh
Đến làng nghề truyền thống mứt gừng Mỹ Chánh vào những ngày này, mùi mứt gừng thơm cay, nồng ấm mọi ngả đường trong làng làm tan biến cảm giác buốt lạnh của mùa đông. Thống kê của Ủy ban nhân dân xã Hải Chánh, hiện nay làng nghề mứt gừng truyền thống Mỹ Chánh có 15 hộ sản xuất, cung ứng cho thị trường Tết trong và ngoài tỉnh bình quân khoảng 60 – 80 tấn/năm.
- Theo các hộ dân làm mứt gừng, để sản xuất ra 1 kg mứt gừng cần phải có 1 kg gừng củ, 1 kg đường và được chế biến theo quy trình: gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái (bào) lát mỏng rồi ngâm trong nước lạnh, luộc sôi, xả nước lạnh để rửa sạch nhựa gừng, xong đem rim với đường đến khi có lượng đường kết tinh dính xung quanh lát mứt gừng thành phẩm.
- Để có được thương hiệu nổi tiếng trên thị trường như hiện nay, các hộ dân làm mứt gừng Mỹ Chánh đều cam kết không sử dụng hóa chất trong chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất cả các công đoạn sản xuất đều được chế biến thủ công truyền thống kỹ lưỡng và luôn đặt sức khỏe của người sử dụng lên hàng đầu.
- Anh Lê Văn Nghiêu, hộ sản xuất mứt gừng Mỹ Chánh cho biết, để sản xuất được mứt gừng chất lượng đáp ứng với khẩu vị của mọi người, trước hết cần phải chuẩn bị được gừng củ to đều, không già cũng không non và đường cát trắng. Gừng được chế biến trong môi trường sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là phải được rim bằng than củi hoặc than đá, trong suốt quá trình rim lửa không được cao quá gây cháy đường và cũng không được thấp quá khiến đường không kết tinh thành mứt được.
- Để đảm bảo uy tín thương hiệu của mứt gừng Mỹ Chánh hàng trăm năm nay và đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất, trước mỗi vụ Tết, tất cả các hộ dân đã hợp đồng trước với các chủ vựa thu mua nông sản trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên. Đường cát trắng đều do các nhà máy đường trong nước sản xuất để có đủ nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Trên thị trường hiện nay, mứt gừng Mỹ Chánh là một thương hiệu được người dân tỉnh Quảng Trị và một số tỉnh, thành từ Nghệ An đến Đà Nẵng ưu tiên hàng đầu mua về sử dụng mỗi khi Tết đến xuân về.
- Hiện nay chưa ai xác định được làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh xuất hiện từ năm nào. Cứ thế, bao thế hệ con cháu lớn lên đều coi nghề làm mứt gừng là nghề truyền thống của làng, tất cả con em trong làng đều được cha, mẹ chỉ bảo cho cách làm mứt gừng hằng mong nghề truyền thống của làng không bị mai một. Với sản lượng bình quân khoảng 60 – 80 tấn/năm, mỗi vụ Tết làng nghề mứt gừng đạt doanh thu khoảng 3,5 tỷ đồng, sau khi trừ đi các chi phí còn lãi được khoảng 500 triệu đồng. Qua đó, giúp các hộ có thêm điều kiện sắm Tết và chăm sóc con cái ăn học, đặc biệt là bảo tồn được nghề truyền thống của ông cha. Ngoài ra, làng nghề còn giải quyết việc làm thời vụ cho nhiều lao động khác trong địa bàn xã và vùng phụ cận./.
Mứt Gừng Nguồn Sống
Mứt gừng là một loại mứt không còn xa lạ gì với chúng ta trong những dịp Tết Nguyên Đán. Để làm nên thương hiệu mứt gừng Nguồn Sống không xơ nổi tiếng, đội ngũ nghệ nhân đã trải qua những quá trình nghiên cứu và tìm hiểu vô cùng nghiêm túc. Chính vì vậy, thương hiệu mứt gừng Nguồn Sống đang ngày một trở thành một thương hiệu được nhiều người yêu thích.
- Mứt gừng Nguồn Sống là một thương hiệu không còn xa lạ gì với nhiều người tiêu dùng. Không chỉ cung cấp những sản phẩm mứt gừng an toàn và chất lượng, chúng tôi còn luôn không ngừng tìm kiếm và chọn lựa ra những sản phẩm và phương pháp kỹ thuật ưu việt nhất để làm nên những sản phẩm tốt nhất.
- Mứt gừng Nguồn Sống đã và đang trở thành một lựa chọn của nhiều khách hàng bởi những ưu điểm sau: Những củ gừng bánh tẻ Tiền Giang được chúng tôi tuyển chọn vô cùng nghiêm ngặt với những tiêu chuẩn khắt khe về hình dạng, kích thước và yêu cầu quan trọng nhất chính là không có xơ. Được sản xuất bằng quy trình chế biến truyền thống. Sản phẩm hoàn toàn không sử dụng các loại chất tạo màu, chất bảo quản hay đường hóa học nên sẽ tạo nên một sản phẩm mứt gừng Nguồn Sống có vị ấm nồng tự nhiên của gừng.
- Qua bàn tay của những nghệ nhân lành nghề của Nguồn Sống, những lát gừng được sên theo phương thức truyền thống với tiêu chuẩn hạn chế sử dụng đường. Tất cả đã tạo nên loại mứt gừng bánh tẻ Nguồn Sống nổi tiếng với vị ngọt nhẹ của đường tinh luyện, vị cay ấm tự nhiên của gừng.Mứt gừng được làm từ những nguyên liệu nào?
- Mứt gừng bánh tẻ Nguồn Sống được làm từ 2 nguyên liệu chính là gừng bánh tẻ Tiền Giang và đường tinh luyện. Hoàn toàn không sử dụng thêm các chất phụ gia nào.
Mứt gừng Bình Nhâm
Mứt gừng là một sản phẩm quá đỗi quen thuộc trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam nhà nhà đều có. Đâu chỉ có thế, mứt gừng đã trở thành món quà đặc sản có mặt trên khắp đất Việt và phải kể đến mứt gừng Bình Nhâm với vị cay thơm đặc biệt của những củ gừng qua bàn tay khéo léo của người thợ dần trở thành đặc sản Bình Dương nổi bật không chỉ ở nơi đây mà còn ở các tỉnh lân cận.
- Nghề làm mứt gừng ở đây đã có từ rất lâu. Làm mứt gừng cũng khá công phu, trải qua nhiều công đoạn. Gừng phải cạo sạch vỏ rồi đem ngâm với muối một đêm để cho gừng không còn bị nồng, sau đó là xăm gừng. Ở giai đoạn xăm gừng, có gia đình xăm thủ công, nhiều gia đình khác thì đã dùng máy xăm, sau đó ngâm với chanh đem phơi nắng cho thật trắng. Sau giai đoạn này, những gia đình làm mứt gừng đem luộc cho bớt mùi cay nồng của gừng, rồi mới đến giai đoạn ướp đường cho thấm, đến lúc gần bán mới đem sên trên bếp lửa hồng. Tuy vậy, để mứt gừng được dẻo, trắng là cả một bí quyết riêng của mỗi gia đình.
- Mứt gừng Bình Nhâm đều là một loại mứt được làm từ gừng tươi, chanh và được bao phủ bên ngoài một ít đường, vị hơi cay cay. Mứt gừng có màu vàng nhạt, không quá cay, miếng gừng không bị xơ, mềm ngọt vừa phải. Theo những người làm nghề lâu năm, gừng tươi mới mua về phải được cạo vỏ, đem ngâm trong những thùng nước chanh to, sau đó vớt ra và phơi cho củ gừng thật trắng. Tưởng như đơn giản nhưng làm mứt gừng phải trải qua nhiều công đoạn. Gừng phơi xong đem luộc cho bớt mùi cay nồng rồi ướp đường cho thấm, đến lúc gần bán mới đem sên trên bếp lửa hồng để vị cay của gừng quyện trong vị ngọt của đường nóng. Nhờ vậy, mứt gừng Bình Nhâm vừa dẻo thơm, vừa miệng, vừa giữ được màu trắng mà không cần dùng đến phèn chua hay hàn the nên rất được lòng thực khách.
- Mứt gừng là một loại mứt trong vô vàn các loại mứt như mứt dừa, mứt mận, mứt chuối phồng,… không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán, khi tiết trời vẫn còn lạnh giá. Mứt gừng đặc sản Bình Dương không sử dụng hàn the, chất tạo màu, chất bảo quản bởi họ có một bí quyết riêng mà vẫn giữ được mứt gừng lâu, thơm, tất cả tạo nên thương hiệu nổi tiếng và uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm của họ.
- Mứt gừng có nhiều loại như mứt gừng dẻo, mứt gừng lát, mứt gừng nguyên củ… Nhưng mứt gừng Bình Nhâm là mứt gừng được thái thành các lát mỏng dài. Mứt gừng là món đặc sản rất giản đơn nên phù hợp với túi tiền của nhiều bạn nên không cần phải lo giá.
Mứt gừng Kim Long
Đến xứ Huế vào những ngày tháng Chạp, nhiều làng nghề rộn ràng, tất bật sớm tối để cho ra những sản phẩm ưng ý nhất phục vụ Tết Nguyên đán sắp cận kề. Trong đó, cạnh dòng sông Hương thơ mộng, những mẻ mứt gừng làm bằng phương pháp thủ công nhưng thơm ngon, nổi tiếng đang được ‘ra đời’ tại làng Kim Long được rất nhiều người ưa thích…Cố đô Huế lâu nay có rất nhiều nơi làm mứt, từ thành phố về các huyện, nhưng nổi tiếng và có vị ngon hơn cả vẫn là mứt gừng Kim Long (phường Kim Long, TP. Huế). Còn giữa vô vàn loại mứt gừng của ba miền, mứt gừng Huế vẫn là một thương hiệu đặc biệt, với hương vị không nơi nào sánh được. Cay nồng, lát gừng nhỏ và sẫm màu là đặc trưng của mứt gừng Huế.
- Nghề truyền thống này đã có từ hàng chục năm nay do cha ông truyền lại và dịp cuối năm cứ thường xuyên “đỏ lửa” bên dòng Hương thơ mộng. Tương truyền rằng, mứt gừng đã từng là món ngon để “tiến vua” thời xưa…Đến Kim Long những ngày này, dù chưa vào đến nơi sản xuất nhưng từ xa xa thì hương gừng tươi đã nồng nàn trong gió cùng với chút se lạnh của những ngày cuối năm khiến cảm giác như mùa xuân mới đã về…Theo các nghệ nhân làm nghề lâu đời tại Kim Long, làm mứt gừng không khó, nhưng làm ngon thì cần có nhiều kinh nghiệm. Gừng làm mứt thường được mua từ Tuần – vùng đất đồi pha sỏi phía tây bắc TP. Huế, nơi hai nhánh tả hữu sông Hương gặp nhau, rất lý tưởng cho cây gừng phát triển. Củ gừng Tuần tuy nhỏ nhưng thơm, cay và chắc. Gừng phải chế biến qua nhiều công đoạn như cắt, rửa sạch, thái lát, ngâm, luộc chín, sau đó bỏ vào chảo rim, đảo khô, đóng gói…
- Công đoạn quan trọng nhất là rim lát gừng với đường. Từng lát gừng được rim với nước đường trên bếp nên miếng mứt gừng sẽ thấm vị, khô và cay nồng. Rim khoảng 10 phút thì mứt được đổ ra cái mâm để làm khô và sấy, miếng mứt có màu vàng ruộm là đạt chất lượng.
- Mỗi lò đều có cách để làm nên nét riêng của lát gừng. Mứt Kim Long có những bí quyết từ tỉ lệ đường đến thời gian nấu thật sự khác biệt. Từ đó tạo nên được những miếng gừng mỏng vừa phải, có màu vàng tự nhiên, cay, ngọt ngọt và giòn…”, một người làm mứt gừng chia sẻ.
- Mứt gừng Kim Long hầu hết được làm theo phương thức thủ công, không phẩm màu, không chất bảo quản. Với thời điểm Tết Nguyên Đán đang sắp tới thì mỗi xưởng ở làng có thể sản xuất trên dưới 1 tạ mà vẫn “cháy” hàng.
- Mứt hiện có giá trung bình khoảng 50.000 – 65.000 đồng/ký, góp phần giúp nhiều hộ có thu nhập không “giàu” nhưng vẫn ổn định và đặc biệt là gìn giữ nét văn hóa dịp Tết.
Mứt Gừng Tâm Huế.
Thời tiết Se lạnh bạn luôn cố gắng mặc ấm quấn khăn kín mít để tránh cái giá lạnh mùa đông đang diễn ra vào dịp cuối năm tại Miền Bắc – Miền Trung. Bước vào căn nhà ấm cúng bạn có muốn uống một tách trà ấm và làm ấm người mình bằng một lát gừng thơm ngon không?
Mứt gừng xứ Huế vốn nổi tiếng đã lâu với những củ gừng nhỏ, tươi óng và cay nồng mà ít nơi nào có được, nhất là cứ mỗi độ xuân về Cơ sở của Tâm Huế lại sản xuất hàng chục tấn mứt gừng thơm ngon, đặc trưng của mứt gừng xứ Huế đó là lát gừng nhỏ, mùi gừng thơm, và nhất là khi ăn cay thơm nồng trong cổ, màu gừng không vàng óng mà hơi nhạt trắng.
- Những lát gừng thơm ngon khi được thái mỏng và sao lên với đường nếu không pha tẩm hay ngâm hóa chất thì mứt gừng gần như không vàng óng, mà nó sẽ ở trạng thái vàng nhạt, vàng mốc, nhìn không được đẹp mắt nhưng ăn lại rất ngon và thơm. Tâm Huế không chạy theo hình thức là mứt gừng phải đẹp mà hướng đến chất lượng khi bạn thưởng thức, chính vì vậy quy trình sản xuất mứt gừng Tâm Huế hoàn toàn bằng thủ công.
- Được chọn lọc nguyên liệu kỹ củ gừng đều, không quá to và không quá nhỏ. Nhất là độ cay thì ít nơi nào có mứt gừng sánh được. Hiện nay mứt gừng Huế đã bày bán khắp nơi tại Hà Nội hay mứt gừng Thành Phố Hồ Chí Minh, Mứt gừng Huế tại TP Hồ Chí Minh đều mang đến cho khách hàng sự hài lòng khi thưởng thức.
- Mứt gừng Huế có công dụng rất tuyệt vời, có thể giải độc thực phẩm, chống nôn mửa, đầy bụng do bạn ăn uống không đúng cách, không điều độ. Đối với mùa đông mứt gừng giúp bạn giữ ấm cổ họng phòng ho và cảm cúm, nhất là những người bị đau họng, mất tiếng, khàn cổ có thể lấy gừng tươi pha trà uống hoặc ăn mứt gừng Huế có thể điều trị được thêm những bệnh thông thường đó.
- Mứt gừng Huế rất có lợi cho tiêu hóa bởi tính ấm, giảm được ho, ăn từ 10 – 15 g mỗi ngày có tác dụng làm ấm người, kích thích tiêu hóa, phù hợp mọi lứa tuổi có thể dùng được. Ngày tết đến nhà nhà đều dùng mứt gừng, mua mứt gừng ở đâu chất lượng thơm cay là điều mà chị em phụ nữ sẽ luôn cân nhắc.
Mứt Gừng Củ Lạc Xuân
Lạc Xuân là thương hiệu lớn, gắn liền với Công ty Trí Đức Food – một nhà sơ chế và chế biến các trái cây và nông sản nhiệt đới từ các vùng miền khắp Việt Nam, được thành lập từ những năm 2000. Hiện nay, thương hiệu mứt Lạc Xuân đã trở nên khá quen thuộc và được người tiêu dùng tín nhiệm, đặc biệt, các sản phẩm mứt của Lạc Xuân cũng rất đa dạng như các loại mứt bí, mứt sen, mứt gừng, mứt dừa,… giúp người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn cho mâm mứt tết của gia đình. Bên cạnh đó, Trí Đức luôn đảm bảo vệ sinh an toàn cho các sản phẩm và thương hiệu của mình thông qua các chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, các tiêu chuẩn ISO 22000:2005, ISO 22000:2007, HACCP,…
Mứt Gừng Lạc Xuân là sản phẩm độc đáo, quá trình chế biến theo công thức gia truyền kéo dài tới ba mươi ngày, một thời gian vừa đủ để Củ Gừng thẩm thấu một lượng đường vừa phải, từng chút một, tới khi Gừng trở nên mềm, dẻo mà vẫn bảo đảm được hương cay tự nhiên. Ngày Tết, không gì quý hơn, khi gia đình quây quần bên nhau, cùng nhâm nhi miếng Mứt Gừng cay ấm, uống một ngụm trà phảng phất hương thơm.
Be the first to post a comment.