Top Nổi Bật
- 1 Ông Larry Page – Tổng giám đốc Google
- 2 Bà Angela Merkel – Thủ tướng Đức
- 3 Ông Narendra Modi – Thủ tướng Ấn Độ
- 4 Giáo hoàng Francis
- 5 Ông Bill Gates – Tổng giám đốc Microsoft
- 6 Ông Donald Trump – Tổng thống Mỹ
- 7 Ông Vladimir Putin – Tổng thống Nga
- 8 Ông Mark Zukerberg – Giám đốc điều hành Facebook
- 9 Ông Tập Cận Bình – Chủ tịch Trung Quốc
- 10 Bà Janet Yellen – Chủ tịch Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ (FED)
Ông Larry Page – Tổng giám đốc Google
Ông Larry Page sinh ngày 26 tháng 3 năm 1973 tại Lansing, Michigan, là một doanh nhân Mỹ, người đồng sáng lập ra công cụ tìm kiếm Google cùng với Sergey Brin. Page hiện là giám đốc điều hành (CEO) của Alphabet Inc, công ty mẹ của Google. Ông đảm nhiệm vai trò này từ tháng 7 năm 2015. Vị trí giám đốc điều hành của Google hiện tại do Sundar Pichai đảm nhiệm. Theo Larry Page, Alphabet là công ty đang tìm ra những cách tạo ra những tiến bộ lớn trong rất nhiều ngành công nghiệp.
Tính đến tháng 6 năm 2018, Page là người giàu thứ chín trên thế giới, với giá trị tài sản ròng là 53,6 tỉ đô la.
Bà Angela Merkel – Thủ tướng Đức
Bà Angela Merkel sinh tại Hamburg, Đức, ngày 17 tháng 7 năm 1954) là Thủ tướng đương nhiệm của nước Cộng hòa Liên bang Đức. Trong cương vị chủ tịch Đảng Liên minh Dân chủ Kitô giáo Merkel thành lập chính phủ liên hiệp với đảng anh em, Liên minh Xã hội Kitô giáo Bayern và Đảng Dân chủ Xã hội Đức. Từng là chuyên gia ngành hóa học và vật lý, bà Angela Merkel nắm giữ cương vị thủ tướng Đức 4 nhiệm kỳ liên tiếp và khẳng định được tầm ảnh hưởng với khu vực cũng như thế giới.
Năm 2015, bà được tạp chí Time bầu chọn là nhân vật của năm do vai trò lãnh đạo của bà trong cuộc khủng hoảng nợ công, khủng hoảng người nhập cư châu Âu cũng như cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Năm 2017, bà Angela Merkel tiếp tục đắc cử thủ tướng Đức nhiệm kỳ lần thứ 4 sau kỳ bầu cử liên bang Đức, 2017.
Ông Narendra Modi – Thủ tướng Ấn Độ
Ông Narendra Modi sinh ngày 17 tháng 9 năm 1950, là Thủ tướng Ấn Độ thứ 15. Ông là thủ lĩnh của đảng Bharatiya Janata (đảng Nhân dân), từng giữ chức Thủ tịch bộ trưởng Gujarat từ năm 2001 đến năm 2014. Ông đại diện cho Varanasi tại Lok Sabha.
Narendra Modi là một nhà dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ giáo và là một thành viên của Tổ chức Tình nguyện Dân tộc. Ông được ca ngợi vì các chính sách kinh tế của ông tạo ra môi trường cho tăng trưởng kinh tế ở mức cao tại Gujarat. Dù có xuất phát điểm thấp nhưng với khả năng tổ chức cũng như kiến thức chính trị sâu rộng, ông Narendra Modi đã vươn lên trở thành thủ tướng Ấn Độ một cách ấn tượng.
Giáo hoàng Francis
Giáo hoàng Francis sinh 17 tháng 12 năm 1936, tên thật là Jorge Mario Bergoglio, là vị giáo hoàng thứ 266 và là đương kim giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Roma.
Ngày 13 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm Giáo hoàng trong cuộc Mật nghị Hồng y sau khi Giáo hoàng Biển Đức XVI thoái vị trước đó vào ngày 28 tháng 2. Vì ông sinh tại Argentina nên ông là vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ Châu Mỹ Latinh, đồng thời cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên không phải từ châu Âu kể từ hơn 1200 năm qua.
Với tư cách là cá nhân hay là chức sắc tôn giáo, Phanxicô được đánh giá là người khiêm nhường, quan tâm đến người nghèo, và sẵn sàng đối thoại với các nhóm cộng đồng có tư tưởng, xuất thân và niềm tin khác nhau. Ông có sự ảnh hưởng to lớn đến hơn 1 tỷ tín đồ Công giáo toàn cầu.
Ông Bill Gates – Tổng giám đốc Microsoft
Ông Bill Gates sinh ngày 28 tháng 10 năm 1955, là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra. Ông cũng luôn góp mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới với tài sản 77,8 tỷ đô la Mỹ.
Gates là một trong những doanh nhân nổi tiếng về cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Trong giai đoạn gần cuối của sự nghiệp, Gates đã theo đuổi một số nỗ lực từ thiện, quyên góp và ủng hộ một số tiền lớn cho các tổ chức từ thiện và nghiên cứu khoa học thông qua Quỹ Bill & Melinda Gates, được thành lập năm 2000.
Tổng giám đốc Microsoft là một trong số ít những doanh nhân xuất hiện trong bảng xếp hạng với vị trí thứ 7. Một trong những tiêu chí đánh giá của tạp chí Forbes là lượng vốn mà các nhân vật kiểm soát trong tay, dù là nguyên thủ hay giám đốc doanh nghiệp.
Ông Donald Trump – Tổng thống Mỹ
Ông Donald John Trump (sinh ngày 14 tháng 6 năm 1946) là đương kim Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45. Trước đó, ông nổi tiếng với vai trò là một tỷ phú doanh nhân, nhà sản xuất chương trình truyền hình.
Là chủ tịch kiêm tổng giám đốc của The Trump Organization, Trump cũng đồng thời là người sáng lập Trump Entertainment Resorts. Ông nổi tiếng trên toàn nước Mỹ nhờ sự nghiệp, nỗ lực gây dựng thương hiệu, đời sống cá nhân, sự giàu có và bản tính thẳng thắn của mình.
Ông Vladimir Putin – Tổng thống Nga
Ông Vladimir Putin sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952, là một chính trị gia người Nga và là cựu Thủ tướng của Liên bang Nga, là Tổng thống thứ hai của Nga từ 7 tháng 5 năm 2000 cho đến 7 tháng 5 năm 2008, là Tổng thốngthứ tư của Nga từ 7 tháng 5 năm 2012 và đắc cử Tổng thống Nga thứ năm vào ngày 18 tháng 3 năm 2018. Ông đảm nhiệm chức vụ này thể theo hiến pháp từ ngày 31 tháng 12 năm 1999 sau khi nguyên tổng thống Boris Nikolayevich Yeltsin từ chức.
Năm 2007, tạp chí Time bình chọn ông là Nhân vật của năm. Ngoài ra, vào các năm 2013, 2014, 2015 và 2016, ông luôn đứng đầu danh sách những người quyền lực nhất theo bình chọn của tạp chí Forbes.
Ông Mark Zukerberg – Giám đốc điều hành Facebook
Ông Mark Zukerberg sinh ngày 14 tháng 5 năm 1984, là một nhà lập trình máy tính người Mỹ kiêm doanh nhân mảng công nghệ Internet. Ông là nhà đồng sáng lập của Facebook, và hiện đang điều hành công ty này với chức danh chủ tịch kiêm giám đốc điều hành. Tài sản ròng của Mark ước tính là 72,5 tỷ đô la Mỹ vào ngày 5 tháng 3 năm 2018.
Từ năm 2010, tạp chí Time đã liệt kê tên Zuckerberg trong số 100 người giàu nhất và có ảnh hưởng nhất trên thế giới như là một phần của giải Nhân vật của năm. Vào tháng 12 năm 2016, Zuckerberg đứng thứ 10 trong danh sách những người có ảnh hưởng nhất Thế giới của tạp chí Forbes.
Ông Tập Cận Bình – Chủ tịch Trung Quốc
Ông Tập Cận Bình sinh ngày 15 tháng 6 năm 1953, là nhà lãnh đạo quốc gia tối cao của Trung Quốc. Ông hiện là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là nhân vật số một trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan có thực quyền cao nhất Trung Quốc.
Với việc thực hiện được sửa đổi Hiến pháp cho phép không hạn chế nhiệm kỳ Chủ tịch nước, nhiều người cho rằng Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã bước lên đỉnh cao quyền lực ở Trung Quốc, sau thời Mao Trạch Đông.
Bà Janet Yellen – Chủ tịch Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ (FED)
Bà Janet Yellen sinh 13 tháng 8 năm 1946, là một giáo sư kinh tế học người Mỹ, đương kim chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), nguyên chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh tế cho Tổng thống Hoa Kỳ William Jefferson Clinton từ năm 1997 đến năm 1999. Bà cũng là một thành viên bỏ phiếu của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang trong năm 2009. Yellen là giáo sư danh dự tại Trường Kinh doanh Haas của Đại học California, Berkeley. Bà là người phụ nữ đầu tiên trở thành lãnh đạo cao nhất tại FED.
Be the first to post a comment.