Top Nổi Bật
Ngành Xuất nhập khẩu và Logistics
Sự phát triển mạnh mẽ của Xuất nhập khẩu và Logistics đã đem lại rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong ngành này. Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì đến năm 2020, tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu và Logistics sẽ tăng hơn 12 triệu người so với năm 2011, chủ yếu là các nhân lực đã qua đào tạo thuộc các ngành Cơ khí – Điện tử, Xuất Nhập khẩu – Logistics, và các ngành Kinh tế.
Nghề Xuất nhập khẩu và Logistics là nghề học mới tại Việt nam nên chưa có lịch sử đào tạo lâu đời như các nghề khác. Hiện nay, chưa có trường đại học nào đào tạo thực sự chuyên sâu về nghề này, mà mới chỉ có các chương trình đào tạo một phần công việc về XNK và Logistics như: Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế, Thanh toán quốc tế, Kinh tế vận tải…
Ngành Xuất nhập khẩu và Logistics hiện có mức thu nhập cao hơn mặt bằng các nghề khác, mức thu nhập dao động từ 6-8tr (khởi điểm), đối với người có kinh nghiệm 1,2 năm thì mức thu nhập có thể cao hơn nữa, khoảng 2 con số.
Nghề sửa chữa điện thoại
Được biết đến như một ngành nghề có thu nhập cao, công việc ổn định, nghề sửa chữa điện thoại đang được rất nhiều người quan tâm trong thời đại bùng nổ smartphone ngày nay. Người học chỉ cần có đôi chút kiến thức về điện tử, sự tỉ mỉ, khéo léo là có thể bắt đầu học sửa chữa điện thoại một cách đơn giản. Thời gian để học nghề khá nhanh và trong quá trình làm việc, bạn có thể thực hành nhiều để nâng cao kỹ năng và tay nghề. Chi phí bỏ ra để theo học nghề này cũng thấp hơn tương đối nhiều so với học đại học chính quy 4 năm.
Để có thể học sửa điện thoại thì yêu cầu trình độ của học viên là lớp 9 trở lên. Còn các kiến thức về điện tử sẽ được giảng dạy trong quá trình học tập tại các trung tâm dạy nghề. Với yêu cầu trình độ như vậy nên nó hoàn toàn phù hợp với những ai muốn chuyển đổi nghề hoặc những bạn đang học phổ thông nhưng muốn có một nghề ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3.
Bạn cần sự đam mê với công nghệ, kỹ thuật. Đây là yêu cầu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đối với mọi công việc, ngành nghề. Nghề này cũng đòi hỏi con người sự kiên nhẫn và điềm đạm. Chỉ cần nóng nảy, vội vàng là bạn hoàn toàn có thể thao tác sai dẫn đến hỏng máy.
Ngành Kỹ thuật Cơ khí
Kỹ thuật Cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí,…
Học ngành Kỹ thuật Cơ khí, bạn được trang bị kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy.
Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Trong đó, Cơ khí được coi là trái tim của quá trình công nghiệp hóa và đang có tốc dộ phát triển nhanh chóng. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học. Kỹ sư Cơ khí có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC; hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không.
Ngành Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Anh là “tiếng mẹ đẻ” của hơn 500 triệu người, ngôn ngữ thứ hai của hơn 1 tỉ dân cư, ngôn ngữ chính thức của hơn 50 quốc gia trên thế giới. Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thống trị toàn cầu. Chính vì thế dễ hiểu vì sao các bạn trẻ ngày nay chọn Ngôn ngữ Anh là ngành học cho mình. Cơ hội việc làm trong ngành này cũng rất nhiều nếu bạn chịu khó trau dồi vốn tiếng Anh của mình và luôn nâng cao trình độ bằng những chứng chỉ, bằng cấp.
Hiểu một cách đơn giản, Ngôn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh – loại ngôn ngữ số 1 thế giới để sinh viên làm chủ và sử dụng tiếng Anh thành thạo; đồng thời sinh viên cũng được trang bị thêm các kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế,… để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh sẽ được học những kiến thức chung và chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa và văn học, đất nước – con người không chỉ của quốc gia sản sinh ra tiếng Anh mà của cả các quốc gia nói Tiếng Anh. Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Anh sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phân tích, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm; phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh.
Nghề chăm sóc sắc đẹp
Đối với các bạn nữ, các ngành nghề về làm đẹp trở nên một nghề hot hiện nay khi chỉ cần bỏ ra thời gian học từ 6 cho đến 12 tháng là đã đủ về kiến thức và tay nghề, và có thể làm việc tại những trung tâm thẩm mỹ lớn với mức lương cao. Mức học phí học nghề chăm sóc sắc đẹp cũng như thời gian học hoàn toàn rẻ hơn và nhanh hơn nhiều so với học Đại Học từ 4 đến 5 năm.
Mặc dù thời gian đào tạo ngắn nhưng để trở thành một chuyên gia thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp thì không đơn giản như vậy. Ngành chăm sóc da này vừa đòi hỏi sự khéo tay, sự tỉ mỉ, sự kiên nhẫn. Vừa phải biết những kiến thức lý thuyết về y học, cơ bắp, huyệt đạo của cơ thể người. Những kiến thức căn bản có thể học trong 5 tháng. Nhưng để thực sự vững kinh nghiệm học nghề spa thì người học thường phải thực tập liên tục trong ít nhất 1 năm.
Làm nghề chăm sóc thẩm mỹ tức là một nghề phục vụ, mang đến cái đẹp, mang đến sự thoải mái cho khách hàng. Giúp khách hàng cảm thấy thư giãn, giải tỏa được những áp lực của đời sống. Chính vì là nghề phục vụ nên người học phải trong tâm thế của một người phục vụ. Đó là người học phải rèn luyện được thái độ luôn lịch sự, nhã nhặn, tác phong phục vụ phải hòa nhã, chu đáo, chuyên nghiệp. Do đó người đọc cần tính chất chịu khó, kềm chế và nhẫn nại thì mới có thể theo học nghề chăm sóc sắc đẹp lâu dài và thành công. Nếu bạn thiếu những tố chất đó thì khó có thể theo học ngành chăm sóc sắc đẹp thẩm mỹ được.
Ngành quản trị du lịch – khách sạn
Quản trị du lịch – khách sạn được xem là ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng trong xu hướng toàn cầu hóa. Đây là ngành nghề đòi hỏi sự năng động tối đa, bao gồm quá trình quản lý và điều hành liên quan đến du lịch; chịu trách nhiệm phân công, đôn đốc cho các hướng dẫn viên du lịch; nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh trong lĩnh vực du lịch; Quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý: lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch; lập các báo cáo kết quả tài chính, lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm…
Học ngành Quản trị du lịch – khách sạn, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức về lĩnh vực du lịch, khách sạn, đồng thời rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cần thiết cho công việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tế.
Ngoài các kiến thức nền tảng, tổng quan, sinh viên Quản trị du lịch – khách sạn có cơ hội tiếp cận nhiều môn học chuyên sâu thú vị như: Quan hệ quốc tế & lễ tân, Địa lý du lịch Việt Nam và thế giới, Giao tiếp kinh doanh, Tiếp thị du lịch, Tâm lý du lịch, Quản trị ẩm thực, Quản trị hoạt động tiếp tân, Luật du lịch & luật kinh doanh….
Nghề kỹ sư phần mềm
Chỉ cần máy tính là tâm điểm trong đời sống công việc và sinh hoạt của mọi người thì đất dụng võ của Kỹ sư Phần mềm vẫn còn, bất chấp khủng hoảng kinh tế có xảy ra hay không.
Trong những năm gần đây, độ nóng của ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) không còn như trước, nhưng không có nghĩa là ngành CNTT không còn sức hấp dẫn nữa. Trong đó, Kỹ sư Phần mềm được đánh giá là một trong số ít nghề nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, chỉ cần máy tính là tâm điểm trong đời sống công việc và sinh hoạt của mọi người.
Tại Việt Nam, mức lương mà các Kỹ sư Phần mềm nhận được cũng khá cao so với các ngành nghề khác, từ 800-1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng là chuyện bình thường. Kỹ sư Phần mềm – công việc được coi là sáng tạo và khó khăn bậc nhất, cũng là những con át chủ bài của các hãng công nghệ lớn trên thế giới trong việc khẳng định tên tuổi của mình.
Ngành Y Dược
Xưa nay Y – Dược vẫn luôn là ngành học “hot” nhất, nhì trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Được đánh giá là ngành học danh giá với nhiều tiềm năng về cơ hội việc làm trong tương lai. Lí do bởi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người là mãi mãi, thậm chí ngày càng có xu hướng tăng cao.
Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, tỉ lệ dược sĩ của nước ta hiện chỉ đạt khoảng 1,19/10.000 dân. Sự thiếu hụt nhân lực ngành Dược tại các bệnh viện, trung tâm y tế và công ty dược phẩm càng trở nên trầm trọng khi các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài đang đẩy mạnh chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành dược với mức lương khởi điểm khoảng 8-10 triệu đồng/tháng cùng với chế độ ưu đãi tốt.
Nhiều người quan niệm học Dược chỉ có thể mở được quầy thuốc tại nhà hoặc buôn bán thuốc. Tuy nhiên viên thuốc được hình thành từ trên dây chuyền sản xuất, sau đó được phân phối đến tay người tiêu dùng trải qua rất nhiều giai đoạn. Cho nên, công việc của một dược sĩ cũng hết sức đa dạng. Thêm vào đó, làm việc trong ngành dược cũng đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng kinh doanh độc lập. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập công ty dược phẩm, thực phẩm chức năng hoặc mở tiệm thuốc của riêng mình.
Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Có thể hiểu kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…
Cụ thể, nếu theo học chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực như Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot;…
Sinh viên tốt nghiệp hiểu kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có thể công tác tại các Viện Nghiên cứu Điện tử – tin học – Tự động hóa, Viện ứng dụng công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao,… Giảng viên hoặc chuyên viên nghiên cứu tại các trường Đại học có chuyên ngành Điều khiển tự động trong nước; Các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực; Các doanh nghiệp tư vấn kỹ thuật, kinh doanh thiết bị tự động hoặc chuyển giao công nghệ;…
Ngành Marketing
Sự nở rộ của nhiều doanh nghiệp tạo nên thị trường kinh doanh sôi động với hàng loạt thương hiệu nổi bật. Việc tạo nên dấu ấn khác biệt và ưu thế vượt trội cho doanh nghiệp mình thì khâu Marketing được xem như lời giải pháp tối ưu cho bài toán cạnh tranh. Thực chất, Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.
Ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…với các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,…
Với kiến thức được trang bị, người học có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường; nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng; hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả; nhạy bén nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh…
Be the first to post a comment.