Danh Sách Tổng HợpKhông có phản hồi

Top 22 Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất

Trò chơi chạy tiếp sức

Chuẩn bị:

  • Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi.
  • Kẻ 2 vạch mức song song cách nhau 8 – 10 m, dài khoảng 3 – 4 m.
  • Số gậy nhỏ bằng số hàng của 1 bên vạch mức (2, 3, 4 gậy).

Cách chơi:

  • Chia trẻ thành các nhóm nhỏ, xếp thành hàng dọc đứng 2 bên vạch xuất phát (2, 3 hoặc 4 hàng). Mỗi trẻ đầu hàng bên trái cầm một cây gậy nhỏ.
  • Khi có hiệu lệnh của cô, nhũng trẻ cầm gậy ở hàng bên trái chạy nhanh sang trao gậy cho những trẻ đầu hàng bên phải, sau đó chạy đến xếp cuối hàng bên phải. Những trẻ nhận được gậy nhanh chóng chạy sang đưa cho bạn số 2 của hàng bên trái rồi chạy xếp cuối hàng đó. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết.


Yêu cầu:

  • Đội nào trước, hàng ngũ ngay ngắn, đội đó thắng.
  • Cho trẻ chơi trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.

Trò chơi đập bóng

Mục đích: Luyện cho các em phát triển sức bật và tác phong khẩn trương, hoạt bát.


Chuẩn bị: Các em tham gia chơi chia thành nhiều đội, số người trong mỗi đội bằng nhau. Các đội đứng thành hàng dọc trên sân trường. Mỗi đội cử ra một người đứng cách đội của mình từ 5 – 10m quay mặt lại phía đồng đội tay cầm một chiếc gậy có buộc một quả bóng (khăn quàng), chiều cao thích hợp theo từng lứa tuổi để khi nhảy lên tay chạm được vào bóng hoặc khăn.


Cách chơi: Khi có lệnh của người điều khiển, các em đứng đầu hàng của mỗi đội nhanh chóng chạy về phía bạn cầm gậy có buộc bóng (khăn), nhảy lên làm sao để tay chạm được vào bóng (khăn). Sau đó chạy vòng qua bạn đó và trở về vị trí của mình, đập tay vào bạn tiếp theo, em này tiếp tục chạy lên và thực hiện như em vừa rồi. Trò chơi cứ như vậy tiếp diễn cho đến khi đội nào xong trước thì đội đó thằng cuộc


Yêu cầu:

  • Khi nhảy lên, phải gắng chạm cho được vào bóng (khăn). Nếu không chạm vào được, thì em đó phải làm cho tới khi chạm được vào bóng (khăn) mới được chạy về chỗ của mình
  • Em cầm gậy có bóng (khăn) phải giữ nguyên ở một độ cao nhất định (không được đưa xuống thấp hoặc nâng lên cao quá
  • Phải tự giác, thực hiện đúng quy ước của trò chơi

Trò chơi Cướp cờ

Mục đích: Luyện khả năng nhận biết nhanh các chữ cái đã học- rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, tính kỷ luật.

Chuẩn bị:

  • 5 – 6 lá cờ, các lá cờ có gắn chữ cái (các chữ không trùng nhau).
  • 1 ống cắm cờ

Cách chơi: 

  • Chơi cả lớp ở ngoài sân. Chia làm hai đội (số người bằng nhau). Cô vẽ 1 vòng tròn có đường kính là 30cm, đặt ống cắm cờ vào giữa vòng tròn và cắm các lá cờ có gắn chữ cái (lá cờ phải được cắm thẳng để trẻ nhìn rõ mặt chữ). 
  • Từ vòng ròn đặt ống cắm cờ khoảng 3 – 4m ở hai đầu sân cô kẻ một vạch mốc. Cô cho các cháu của hai đội lên đứng ở vạch mốc, quay mặt về phía ống cắm cờ. 
  • Khi nghe hiệu lệnh của cô: Chuẩn bị: “Cướp cờ chữ ơ”. Hai cháu chạy nhanh tới lấy cờ có chữ ơ. Cháu nào lấy đúng cờ chữ ơ và chạy nhanh về đội của mình là thắng cuộc (khi lấy cờ không được chạm người vào nhau)
  • Cô lại gọi tiếp hai cháu khác lên cướp cờ. Chơi cho đến hết cờ cắm ở ống. Đội nào lấy được nhiều cờ và đúng chữ là thắng cuộc.

Trò chơi Con Thỏ Ăn Cỏ

Cách chơi: 

  • NĐK (hô) con thỏ– NC: (lập lại) con thỏ
  • NĐK: (hô) ăn cỏ– NC : (lập lại) ăn cỏ và chụm các ngón tay phải để vào lòng bàn tay trái
  • NĐK: (hô) uống nước– NC : (lập lại) uống nước và chụm các ngón tay phải để vô miệng
  • NĐK: (hô)vô hang– NC : (lập lại) vô hang và chụm các ngón tay phải để vô lỗ tai


Lưu ý: NC chỉ làm theo những gì NĐK hô. Ai sai bị phạt.

Trò chơi mèo đuổi chuột

Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô mời 1 trẻ làm mèo và 1 trẻ làm chuột. khi có hiệu lệnh của cô mèo bắt đầu đuổi chuột (trong khoảng 3 phút) nếu mèo bắt được chuột cô khen thưởng, nếu mèo không bắt được chuột cô động viên, khuyến khích trẻ và mời 2 trẻ khác thực hiện chơi như trên.

Trò chơi Bằng – Ah

NĐK chỉ từng người và hô:

NĐK: (hô) Bằng (hai tay chắp lại chĩa vào NC)– NC : (hô) Ah (đưa hai tay lên trời)

NĐK: (hô) Ah (đưa hai tay lên trời)– NC: (hô) Bằng (hai tay chắp lại chĩa vào NĐK)

Lưu ý: NĐK hô bằng thì NC hô Ah và ngược lại. Và NĐK nên nói nhanh để đánh lừa NC.

Trò chơi tay cầm tay

Cách chơi:

  • Chơi tập thể cả lớp.
  • Trẻ đứng tự do trong phòng. Cô nói: “Tay cầm tay”, trẻ vừa cầm tay nhau theo từng nhóm hai hoặc ba trẻ vừa nhắc lại câu nói của cô. Cô nói tiếp; “Đầu chạm đầu”, từng nhóm hai hoặc ba trẻ chạm đầu vào nhau và nhắc lại câu nói đó. 
  • Khi mới chơi, nếu trẻ chưa hiểu, cô hướng dẫn các động tác cho trẻ. Cô có thể nói những câu khác như: “Mũi chạm mũi”, “Vai kề vai”, “Tay khoác tay”, “Chân chạm chân”, “Lưng tựa lưng”, “Bàn tay áp bàn tay”… để trẻ tập nói theo cô.

Trò chơi Truyền tin

Mục đích:

  • Rèn luyện trí nhớ của trẻ.
  • Hình thành khả năng phối hợp hoạt đông nhóm của trẻ

Luật chơi: Phải nói thầm với bạn bên cạnh

Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn (có thể 2-3 nhóm) để thi đua xem nhóm nào truyền tin nhanh và đúng. Cô gọi mỗi nhóm một trẻ lên và nói thầm với mỗi trẻ cùng một câu. Ví dụ: “Hôm nay là ngày khai trường”. Hoặc một câu có nội dung cần nhớ. Các trẻ đi về nhóm mình và nói thầm với bạn đứng bên cạnh mình và tiếp theo như thế cho đến bạn cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ nói to lên để cho cô và các bạn cùng nghe. Nhóm nào truyền tin đúng và nhanh nhất là thắng cuộc.

Trò chơi: Chuyền bóng bằng 2 chân

Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc. Cháu nọ cách cháu kia 0,5 – 0,6 m. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, thì cháu đầu tiên dùng 2 chân cắp lấy quả bóng rồi nằm xuống gập chân phía trước, chuyển bóng qua đầu cho bạn đằng sau. Những bạn đằng sau dùng bàn chân giữ bóng và chuyền tiếp cho đến hết. Cháu cuối cùng lấy bóng bằng 2 tay và chạy đứng lên phía đầu hàng. Đội nào xong trước là thắng cuộc.

Trò chơi Hái Táo

Mục đích: Rèn luyện vận động và phối hợp vận động cơ thể.

Chuẩn bị: Không cần dụng cụ. Cho trẻ đứng tự do xung quanh cô.

Tiến hành:

  • Cô và trẻ cùng chơi, vừa nói vừa làm động tác:
  • Đây là cây táo nhỏ (Giơ tay phải/trái lên, xòe các ngón tay ra).
  • Tôi nhìn lên cây và thấy (Nhìn theo các ngón tay).
  • Táo chín đỏ và ngọt (Hai bàn tay làm động tác ôm quả táo).
  • Táo chín ăn ngon quá (Đưa tay lên miệng).
  • Lắc cây táo nhỏ (Làm động tác lắc cây bằng hai tay).
  • Những quả táo rơi vào tôi (Giơ hai tay lên và hạ xuống).
  • Đây là cái giỏ to và tròn (Làm vòng tròn bằng hai tay).
  • Nhặt táo trên mặt đất (Cúi xuống nhặt và bỏ vào giỏ).
  • Hái táo ở trên cây (Giơ tay lên cao, mắt nhìn theo tay).
  • Tôi sẽ ăn quả táo (Đưa tay lên miệng).

Có thể chơi 2-3 lần.

Trò chơi chuyền bóng

Luật chơi: Ai làm rơi bóng phải ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi:

Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng.

Cho trẻ đứng thành vòng tròn.(nếu lớp đông có thể chia thành nhiều vòng tròn).

Cứ 10 trẻ thì có một trẻ cầm bóng.

Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh,lần lượt theo chiều kim đồng  hồ.

Vừa chuyền vừa hát theo nhịp:

Không có cánh

Mà bóng biết bay

Không có chân 

Mà bóng biết chạy

Nhanh nhanh bạn ơi

Nhanh nhanh bạn ơi

Xem ai tài, ai khéo

Cùng thi đua nào.

Khi trẻ đã chơi thành thạo có thể chia làm hai hoặc ba nhóm và thi đua cùng nhau, nhóm nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc.

Trò chơi Đua rết

Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, bạn phía trước đưa tay trái ra phía sau vịnh chân trái của bạn phía sau co lên, bạn phía sau vịnh tay phải lên vai bạn phía trước, đồng thời đưa tay trái ra sau vịnh chân của bạn nữa, bạn phía sau co chân trái lên cho bạn đứng phía trước vịnh vào, cứ vịnh như thế cho đến cuối hàng. Khi có hiệu lệnh đua cả hai đội nhảy nhanh về đích, đội nào tiến nhanh về đích trước chiến thắng.

Trò chơi: Ném bóng vào rổ

Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội có số lượng bằng nhau. Trẻ đầu hàng của 2 đội chạy lên cầm bóng ném mạnh vào rổ rồi nhặt bóng đem về đưa cho bạn đứng phía sau mình và về cuối hàng đứng và bạn cầm bóng tiếp tục lên ném. Cứ thế lần lượt từng trẻ lên ném cho đến khi đội của mình hết. Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ sẽ chiến thắng.

Trò chơi: Lăn bóng theo đường dích dắc

Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội đứng trước vạch xuất phát, trẻ đầu tiên lên lăn bóng theo đường dích dắc về đích rồi ôm bóng chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng về cuối hàng đứng, bạn đầu hàng tiếp tục thực hiện như trên.

Kéo co

Dùng một sợi dây thừng hoặc sợi dây vải dài và thắt nút ở mỗi đầu. Ngay chính giữa sợi dây bạn buộc một dải ruy băng.
Chia trẻ thành hai đội cân bằng nhau về số người, thậm chí cân bằng cả ở vóc dáng và trao cho mỗi đội một đầu dây, đoạn ruy băng cột trên dây sẽ nằm ở ngay vạch ranh giới.

Khi trọng tài hô “Kéo!”, cuộc chiến tranh sẽ bắt đầu. Hai đội sẽ dùng sức tập thể kéo sợi dây về phía mình
Khi sợi dây ruy băng lệch về phía nào so với vạch ranh giới mà đội kia không có khả năng kéo lại thì phía đội đó sẽ chiến thắng.

Trò chơi Trời tối – trời sáng

Luật chơi: “Trời tối”, “trời sáng” là câu lệnh của người hướng dẫn để trẻ làm động tác ngủ hoặc thức dậy.

Tất cả nhắm mắt,ngồi xuống và ngả đầu sang 1 bên làm động tác ngủ.


Cách chơi: Cho trẻ giả làm đàn gà con đi quanh sân chơi để kiếm mồi.

Hai bàn tay trẻ giơ sang ngang, làm động tác nghiêng bên này rồi ngả sang bên kia, vừa vẫy tay vừ kêu “chip, chip”  Khi nghe cô hướng dẫn ra lệnh “trời tối”’trẻ phải ngồi thụp xuống đất, nghiêng đầu áp 2 bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Để cho trẻ nhắm mắt trong khỏang 30 giây.

Sau đó cô ra lệnh “trời sáng”, trẻ khum 2 bàn tay đưa lên miệng và bắt chước tiếng gà trống gáy : ‘Ò ó o o ….” 

Trò chơi tiếp tục: Cho trẻ giả làm mèo con đi quanh sân chơi .2 tay trẻ chống nạnh, chân nhún xuống, vừa đi vưa nghiêng đầu qua bên này rồi ngả dấu sang bên kia, vừa đi vừa kêu “meo, meo” Khi nghe cô ra lệnh trời tối,trẻ phải ngồi thụp xuống đất, nghiêng đầu, áp 2 bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ.

Để cho trẻ nhắm mắt trong khỏang 30 giây.

Sau đó cô ra lệnh “trời sáng”, trẻ khum hai bàn tay đưa lên miệng và bắt chước tiếng mèo con kêu:” meo, meo,…meo…

Giáo viên hướng dẫn sáng tác thêm động tác của những con vật khác cho trẻ bắt chước. Với những động tác vươn vai, giơ tay, đứng lên, ngồi xuống sẽ giúp trẻ vận động tốt và cảm thấy vui khi bắt chước kiểu đi và tiếng kêu của những con vật quen thuộc. 

Trò chơi Trán – Cằm – Tai

NĐK: (hát hoặc đọc) Trán cằm tai, trán cằm tai, chán tai tai cằm tai, chán tai tai cằm tai.


Lưu ý: NĐK đọc hoặc hát tới đâu thì người chơi phải chỉ vào cơ thể mình cho đúng lời (trán cằm tai) tốc độ từ chậm đến nhanh. Ai sai bị phạt. Có thể chế biến : gối đầu mông …

Chơi trò chơi “bịt mắt bắt dê”

Cách chơi số 1:

Sau khi chơi trò chơi “Tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác


Cách chơi số 2:

Sau khi chơi trò “ Tay trắng tay đen” và “ Oẳn tù tì”, người thua sẽ phải bị bịt mắt và đi tìm dê, những người khác làm dê chạy nhảy xung quanh.Những người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” hoặc trêu chọc người bị bắt làm dê, phải luôn né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Khi nào người bị bịt mắt chạm vào con dê nào thì người đó bị bịt mắt.

Sau khi dùng khăn tay bịt mắt, mọi người sẽ chạy xung quanh người bịt mắt bằng cách đập vào vai hay vuốt má người bị bịt mắt rồi chạy khi người đó chụp mình. Khi người bị bịt mắt chụp được người nào, phải đoán và nói tên người đó. Nếu nói đúng thì người bị bắt bị bịt mắt, nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ. Người bị bắt có thể lừa người bị bịt mắt bằng cách khụy chân xuống giả làm người lùn hoặc kiễng chân lên cao, cốt làm sao cho người bị bịt mắt không đoán ra mình.

Trò chơi giả làm tượng

Tập trung tất cả các bé lại thành một nhóm và bật nhạc lên.

Liên tục tắt nhạc và khi nhạc dừng, tất cả người chơi đều phải bất động. Nếu khi đó có ai còn cử động, sẽ bị loại ra khỏi nhóm, người cuối cùng sẽ là người chiến thắng trong trò chơi.

Một biến thể khác của trò này là không có người thắng (và cũng sẽ không có bé nào khóc lóc giận dỗi).

Thử tài nhanh nhẹn cùng âm nhạc và ghế

Trò này sẽ được thực hiện với ghế hay gối dựa. Bạn sẽ cần có số ghế hay gối ít hơn 1 so với số bé tham gia.

Sắp xếp số ghế hay gối này trong một khu vực trung tâm trong phòng.

Bắt đầu bật nhạc khi các bé đã tập trung thành một vòng tròn quanh vị trí của ghế đã sắp xếp.

Khi nhạc dừng, các bé sẽ phải tìm ra chỗ để ngồi. Bé cuối cùng không tìm được chỗ và phải đứng sẽ bị loại.

Bỏ đi một chiếc ghế, gối sau mỗi vòng.

Bé nào giành được chỗ ngồi cuối cùng sẽ thắng.

Một biến thể khác của trò này là chỉ cần cho các bé cùng chơi và không bỏ đi chiếc ghế nào sau mỗi vòng.

Giờ ăn tối của Sói

Một bé sẽ được lựa chọn làm con sói. Đứng gần như ở giữa những đứa trẻ khác.

  • Những đứa trẻ khác đứng xung quanh theo vòng tròn vẽ trên sàn với các mốc thời gian mô phỏng mặt đồng hồ và hét to: “Sói muốn mấy giờ? “
  • Con sói trả lời 04:00 (hoặc bất cứ giờ nào “con sói” muốn). Bé có số này bước về phía con sói 1 bước.
  • Con sói và bọn trẻ vẫn tiếp tục cho đến khi tất cả các bé đã bước đến gần và sau đó khi “con sói” cảm thấy lũ trẻ đã đến đủ gần, nó trả lời: “Đến giờ ăn tối rồi!”. Trả lời xong nó sẽ đuổi theo lũ trẻ và cố gắng để bắt một người nào đó.
  • Những đứa trẻ bị bắt được lại thay vai làm con sói. Cứ như thế trò chơi tiếp tục.

Lưu ý: Trò chơi này dành cho các bé lớn hơn một chút và đã có khái niệm về cách xem đồng hồ. Ngoài ra, trò chơi cũng có một phiên bản khác là trò Cá sấu lên bờ.

Trò chơi Trời – Đất – Nước

Người Điều Khiển chỉ từng người hô:

NĐK: trời -NC: nói một loài vật bay trên trời (con cò)

NĐK: Đất -NC: nói một loài vật sống trên đất (con heo)

NĐK: Nước -NC: nói một loài vật sống dưới nước (cá rô)

Lưu ý: Ai nói một loài vật không rõ, nói sai hoặc lập lại cái đã nói rồi thì bị phạt.

Be the first to post a comment.

Add a comment