Danh Sách Tổng HợpKhông có phản hồi

Top 6 điều cần biết về bài thi đánh giá năng lực 2019

Số câu

Cấu trúc bài thi gồm 3 phần. Trong đó: 
+ Phần 1 kiểm tra kiến thức ngôn ngữ gồm tiếng Việt (20 câu) và tiếng Anh (20 câu). 

+ Phần 2 kiểm tra kiến thức toán học, tư duy logic, phân tích số liệu (30 câu). 

+ Phần 3 giải quyết vấn đề, kiểm tra kiến thức 5 lĩnh vực gồm: hóa học, vật lý, sinh học, địa lý và lịch sử (mỗi lĩnh vực 10 câu)

Cách làm bài:

Thí sinh sẽ trả lời câu hỏi trên phiếu trắc nghiệm do giám thị phát. Khi làm dạng bài trắc nghiệm này, thí sinh có thể lựa chọn câu dễ làm trước, khó làm sau để đảm bảo thời gian hoàn thành đủ 120 câu 

Điểm số bài thi

Kết quả bài thi được xác định theo phương pháp trắc nghiệm hiện đại. Điểm bài thi được xác định bằng lý thuyết đáp ứng câu hỏi – IRT (Item Response Theory). Các câu hỏi có độ khó, độ phân biệt khác nhau sẽ có đóng góp khác nhau vào tổng điểm. Tổng điểm tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó: điểm tối đa phần sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

Cấu trúc bài thi

Bài thi đánh giá năng lực tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA. Bài thi gồm 4 phần:

+ Phần 1: Ngôn ngữ : Đề bài gồm 2 môn: Tiếng Việt và Tiếng Anh

+ Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu: Đề bài gồm 3 phần: Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu

+ Phần 3: Giải quyết vấn đề: Đề bài gồm 5 môn: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý và Lịch sử

Dạng câu hỏi

Trắc nghiệm với 4 lựa chọn trong đó chỉ có 1 đáp án duy nhất. Bài thi chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: Sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.

Thời gian làm bài

Đề thi gồm 15 trang, 120 câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp nhiều lĩnh vực với thời gian làm bài 150 phút. 

Be the first to post a comment.

Add a comment