Danh Sách Tổng HợpKhông có phản hồi

Top 5 Môn học “khó nhằn” nhất trường Luật

Lý luận nhà nước và pháp luật

“Vạn sự khởi đầu nan”! Bất cứ một sinh viên Luật nào những ngày đầu vào trường đầu phải đương đầu với môn học này. Lý luận nhà nước và pháp luật chứa cả một bầu trời kiến thức, là nền tảng phục vụ cho việc học sau này của mỗi sinh viên. Chính vì vậy, từ những ngày đầu vào trường, các nam thanh nữ tú dù có chăm ngoan học giỏi đến đâu vẫn bị “sốc” vì lượng kiến thức quá lớn và… không hiểu gì cả! Tất nhiên, đi kèm vào đó là bao nhiêu “đau đớn” khi điểm thi bao giờ cũng lẹt đẹt dưới 5. Nếu kinh tế có toán cao cấp, thì Lý luận của Luật cũng hóc búa không kém gì! 

Đường lối đảng Cộng sản Việt Nam

Đường lối là một môn khiến sinh viên Luật “giở khóc giở cười”! Nội dung của môn học này gồm đường lối của Đảng qua các giai đoạn phát triển cũng như những mốc sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Trong giờ học các thầy cô khá thoải mái và sinh viên sẽ được nghe nhiều chuyện lịch sử hay ho. Rõ ràng, lúc đi học toàn như học lại Sử thời cấp 3 và mấy bạn học sử có thể nghĩ “Ôi, thiên đường đây rồi” “9 điểm trong tay rồi”. Nhưng khi đi thi thì thôi rồi…. Bộ câu hỏi thi trắc nghiệm môn đường lới của đại học Luật Hà Nội “bá đạo” đến nỗi hỏi đến bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm! Đến ngày thi, sinh viên than thở đầy trời: “Một đề thi ngập tràn những câu hỏi đánh đố, mà ngay đến cả khi các lãnh đạo lão thành cách mạng của Đảng cũng không nhớ được ấy chứ. Nào là, Bác Hồ về Tân Trào ngày tháng năm nào, Tính đến khi mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp bao nhiêu năm tuổi đảng, tính đến năm 1954 đảng ta có bao nhiêu tổng bí thư….” 

Đường lối đã “hành hạ” các bạn ra sao???? 

Luật Hành chính

Theo đúng tên môn học, “Hành” là “chính”! Sinh viên Luật than trời than đất vì độ “nhây” của môn học này. Các bạn sẽ được học về cơ quan nhà nước, xử lý vi phạm… và nghe chuyện những câu chuyện có thật, những bất cập trong cơ quan nhà nước. Nhưng chính vì chỉ có một môn học để cho các bạn “bước vào đời”, tiếp xúc với cách làm việc, chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cho nên nội dung của môn học này khá nặng. Và ở trường Đại học Luật Hà Nội, môn học này thi theo hình thức vấn đáp. Như thầy cô có chia sẻ: “Ra đề dễ chính là xúc phạm sinh viên của tôi”, thế nên mùa ôn thi hành chính vẫn luôn là thời điểm các bạn sinh viên Luật bận rộn nhất. 

Hiến pháp

Hiến pháp là môn mà mọi sinh viên học Luật đều một lần trải qua đau khổ. Nếu chăm chỉ có thể cứu với bạn qua Lí luận hay trí nhớ siêu phàm giúp bạn qua Đường lối, nhưng sẽ không đủ để bạn qua Hiến pháp. Hiến pháp (mà các bạn vẫn gọi vui là Hiếp pháp) chính là môn học hòa quyện giữa lí luận và đường lối. Nếu Lý luận đáng sợ 10 thì độ đáng sợ của Hiến pháp cũng sẽ đạt ngưỡng 9,9, không hề tỏ ra lép vế. – Với Hiến pháp, đó là những vấn đề hoàn toàn mới mẻ mà bạn chưa từng tìm hiểu trước đây nên vô tình, nó trở nên khó tiếp nhận và ghi nhớ. Thế nhưng “trong cái rủi có cái may”, hình thức thi của môn học này lại không phải vấn đáp mà chính là thi viết, được tham khảo vở ghi của chính mình. Vậy nên “nhớ phải chăm chỉ ghi bài và học bài đầy đủ ngay từ đầu nhé.

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin

“Tư bản ko thể xuất hiện từ lưu thông và cũng ko thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời ko phải trong lưu thông” (trích Mác-Ănghen toàn tập Tâp 23). Đấy, Mác là môn kinh điển của mọi thời đại rồi. Dù học bất cứ đâu các bạn cũng phải trải qua môn học này. Và thực sự, đến tận khi đi làm, cái đọng lại trong các bạn chắc chỉ có đề mục, còn nội dung nguyên lý? Chắc chẳng còn mấy ai nhớ. 

Be the first to post a comment.

Add a comment