Mẹo giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhờ trà sắn dây
TRÀ SẮN DÂY THỰC DƯỠNG DÙNG BUỔI SÁNG TỐT CHO HỆ TIÊU HÓA
Bí quyết hạt tiêu, Công dụng và cách dùng bột sắn dây, Món ngon từ bột sắn dây
Sức mạnh của sắn dây trong y học
Trà sắn dây thực dưỡng này uống vào buổi sáng có tác dụng chính của nó là giúp kiềm hóa dịch cơ thể và cường hóa hệ thống ruột, rất tốt cho hệ tiêu hóa, chống lão hóa cho đường ruột – cơ quan lão hóa sớm nhất của cơ thể.
I. Nguyên liệu làm trà sắn dây theo phương pháp thực dưỡng:
– 1/2 muỗng nước tương shoyu
– 3-5 giọt nước cốt gừng
– 1 muỗng nước sạch
– 1 muỗng bột sắn dây
– 1/2 chén nước trà bancha nóng, không quá đặc, không quá loãng.
II. Cách làm trà sắn dây thực dưỡng hỗ trợ hệ tiêu hóa
Nghiền mơ, cho bột sắn dây vào, thêm một ít nước vừa đủ khuấy cho tan.
Đun sôi trà bancha 2 phút, sau đó cho từ từ vào hỗn hợp bột sắn dây – mơ, khuấy đều cho sánh rồi cho tương và nước cốt gừng vào trộn đều.
III. Cách dùng trà sắn dây
Dùng vào buổi sáng khi còn ấm, dùng trước khi uống bất kỳ thứ gí hoặc trước khi ăn sáng 30 phút.
IV. Công dụng của trà sắn dây theo phương pháp thực dưỡng
Tác dụng chính của trà sắn dây là giúp kiềm hóa dịch cơ thể và cường hóa hệ thống ruột, rất tốt cho hệ tiêu hóa, chống lão hóa cho đường ruột.
Ngày nay con người ăn rất nhiều thịt, các thức ăn chứa nhiều acid là nguyên nhân của nhiều căn bệnh, đặc biệt môi trường acid là môi trường giúp tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ.
Bột sắn dây (Kudzu) – Là thực phẩm kiềm dương nhiều nhất trong các loại thực phẩm, sẽ giúp cơ thể bạn trung hòa các acid trong dạ dày, chống lại nhiều bệnh như viên loét dạ dày do chứa nhiều acid, giúp cường hóa đường ruột. Bột sắn dây còn được dùng rất nhiều trong các món ăn thực dưỡng, trong sữa dành cho trẻ em để giúp trẻ tiêu hóa nhanh hơn và chống lại táo bón. Bột sắn dây hiện nay bị pha trộn nhiều, Bạn nên đọc thêm cách phân biệt bột sắn dây để có thể mua đúng bột thật.
Mơ muối (Umeboshi) – Được muối bằng muối biển và lá tía tô. Mang tính kiềm cao, nó giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sinh lực cho hệ vi sinh đường ruột. Mơ muối được sử dụng rất nhiều trong phương pháp nấu ăn thực dưỡng. Nó là một thực phẩm giàu dương tính.
Shoyu (Tương đậu nành tự nhiên) – Được làm bằng cách lên men đậu nành với lúa mỳ và muối. Nó được dùng rất nhiều trong nấu nướng và là loại thực phẩm tạo kiềm dương.
Bancha – “Cha” trong tiếng Nhật có nghĩa là trà. Bancha là loại trà được làm từ lá và cọng của các bụi trà Nhật. Không giống như nhiều loại trà khác mang tính tạo axit, trà bancha có tính tạo kiềm nhẹ. Tên riêng của loại trà cọng là “kukicha”.
Nước cốt gừng – Nước cốt được ép từ gừng bằng cách bào củ gừng rồi vắt nhuyễn qua một tấm vải xô. Nó có vị khá mạnh và mang tính chất tạo kiềm âm.
Như Bạn đã thấy món trà sắn dây theo phương pháp thực dưỡng bên trên tập hợp hầu hết các thực phẩm có tính kiềm cao và trung hòa âm dương giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Trà này đặc biệt tốt cho những người sử dụng nhiều món thịt, có hệ tiêu hóa hoạt động không tốt.
Kentary cam kết không hy sinh chất lượng sản phẩm, luôn luôn trung thành với khách hàng, chỉ bán sắn dây giống Việt Nam.
Nguồn: kentary.com/tra-san-day-thuc-duong-dung-buoi-sang-tot-cho-he-tieu-hoa/